Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Người hùng tại Ô-lim-pích An-ve-pen năm 1920--2
   2008-03-12 16:51:56    cri

 

Môn Quyền Anh được đưa vào thí đấu trở lại tại Thế vận hội lần này, vận động viên Mỹ Ét-oát Ê-gân giành huy chương vàng ở hạng cần 175 pao. Mười hai năm sau, tại Thế vận hội Ô-lim-pích mùa đông năm 1932, Ét-oát Ê-gân lại tham gia môn xe trượt tuyết 4 người và giành huy chương vàng, trở thành vận động viên duy nhất giành huy chương vàng tại Ô-lim-pích mùa hè và Ô-lim-pích mùa đông, kỷ lục này của anh đến nay vẫn chưa có ai vượt qua.

Hai anh em vận động viên I-ta-li-a trở thành những nhân vật nổi tiếng trong môn đấu kiếm, trong đó Nê-đô giành 5 trong số 6 bộ huy chương vàng môn đấu kiếm của nam, kỷ lục này đến nay vẫn chưa có ai sánh kịp. An-đô, em trai Nê-đô cũng giành được 3 huy chương vàng và một huy chương bạc tại Thế vận hội lần này. Hai anh em hầu như giành toàn bộ huy chương vàng trong môn đấu kiếm. Các tay kiếm Hung-ga-ri chiếm ưu thế tuyệt đối tại các kỳ Thế vận hội từ năm 1908 đến 1964 cũng đành phải bó tay kể từ Thế vận hội lần này, hơn nữa Hung-ga-ri còn là một trong những nước hung thủ của Đại chiến thế giới lần thứ 2, bởi vậy không được mời tham gia Thế vận hội lần này.

Vận động viên bắn súng của Mỹ Uyn-lít cũng thể hiện xuất sắc tại Thế vận hội lần này, cả thảy giành được 5 huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng. Hai vận động viên khác của Mỹ là Xpun-nơ giành được 4 huy chương vàng, một bạc và hai đồng; còn Can Ô-xbơn giành được 4 vàng, một bạc và một đồng. Vận động viên bắn cung của Bỉ Van In-nít giành được 4 huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Cây vợt nữ của Pháp Lăng-glen giành thắng lợi trong cả 5 trận thi đấu giải quần vợt đơn nữ, trong 10 hiệp thi đấu chỉ thua 4 hiệp. Năm đó Lăng-glen vừa tròn 21 tuổi, huy nhiên chị đã giành chức vô địch đơn nữ và đôi nữ Giải quần vợt Uyn-bơn-đơn nổi tiếng ngay từ năm 20 tuổi. Tại Thế vận hội lần này Lăng-glen giành được huy chương vàng đơn nữ, đôi hỗn hợp nam nữ và huy chương đồng đôi nữ.

Vận động viên thuyền buồm Thụy Điển Tô-rơ Hôm giành huy chương vàng nội dung thuyền 40 mét vuông, 28 năm sau, tại Thế vận hội Luân Đôn, anh lại giành huy chương đồng giải thuyền buồm 6 mét vuông, trở thành người giành huy chương tại Thế vận hội trong quãng thời gian cách nhau xa nhất.

Tại giải đua xe đạp 175 km, dọc đường có 6 đường ngang đường sắt nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới thành tích thi đấu. Ban tổ chức cho trọng tài túc trực tại các đường ngang để tính giờ chờ đợi tàu chạy qua của mỗi tay đua. Tay đua Nam Phi Can-ten-brun vốn được xác định là nhà vô địch, nhưng sau đó trọng tài bấm giờ đề xuất vận động viên Thụy Điển Xten-vít phải chờ đợi tới 4 phút tại đường ngang đường sắt, nếu trừ đi 4 phút này thì thành tích của anh đứng đầu và giành được huy chương vàng. Ban tổ chức đã thay đổi quyết định nói trên khi tiếng nhạc trao thưởng đã vàng lên, việc này cũng trở thành một câu chuyện vui tại Thế vận hội lần này.

Trận chung kết bóng đá diễn ra giữa đội chủ nhà Bỉ với Tiệp Khắc. Đội Tiệp Khắc vào chung kết với thế chẻ tre, đã thắng đậm đối thủ với tỷ số 15:1 trong trận thi đấu trước đó. Trước sự chứng kiến của 40 nghìn khác giả và sự thiên vị rõ rệt của trọng tài, đội Tiệp Khắc gặp khá nhiều trắc trở, bị đội Bỉ dẫn trước hai bàn. Hơn thế nữa nhiều đợt tấn công hóc hiểm của đội Tiệp Khắc đều bị trọng tài nổi còi việt vị, làm cho các cầu thủ Tiệp Khắc vô cùng tức giận và quyết định rời sân giữa chừng. Sau đó đội Tiệp Khắc bị tước quyền thi đấu, ngay cả giải nhì cũng bị tước đoạt. Ban tổ chức yêu cầu thi đấu thêm một trận nữa để xác định đội bóng xếp thứ 2. Thế nhưng, đội Pháp vì có một số cầu thủ đã về nước nên từ chối tham gia thi đấu và cũng bị tước đoạt ngôi thứ. Kết cục, đội Tây Ban Nha thắng đội Hà Lan và I-ta-li-a, giành được huy chương bạc, còn đội Hà Lan giành được huy chương đồng.