Làm quen với Tôn Hải Bình:
Giải Điền kinh Thanh thiếu niên thành phố Thượng Hải diễn ra vào mùa hè năm 1996, Lưu Tường lúc đó đã là học sinh của Trường Thể dục Thể thao thiếu niên đã thi đấu thêm một nội dung chạy 100 mét, với chiến thắng nhẹ nhàng chiếm ưu thế cả về tốc độ lẫn kỹ thuật Lưu Tường đã lọt vào "mắt xanh" của huấn luyện viên chạy vượt rào Đội Điền kinh Thượng Hải Tôn Hải Bình đang theo dõi thi đấu trên khán đài.
Cũng thật ngẫu nhiễn trong thời gian tiếp theo Lưu Tường bị chấn thương trong một lần tập luyện, cộng thêm kết quả kiểm tra sức khoẻ cho thấy xương các bắp chân của Lưu Tường cơ bản đã trưởng thành, không gian phát triển hơn nữa không là bao. Việc này nói lên Lưu Tương với cơ thể như vậy là không thích hợp lắm cho tập luyện môn nhảy cao, khiến Lưu Tường từng một dạo có tâm trạng vô cùng sa sút.
Ông Lưu Học Căn kể cho phóng viên một mẩu chuyện rằng "Thời gian đó tâm trạng của Lưu Tường rất sa sút, một hôm cuối tuần tôi đưa Lưu Tường đến trường Thể dục Thể thao thiếu niên, khi đến cổng trường Lưu Tường ấp úng nói với tôi rằng: Cha có đồng ý cho con về không? Tôi trông cậu con trai lúc đó rất đáng thương nên đã đồng ý. Tuy nhiên tôi vẫn có cảm giác Lưu Tường chỉ là do bồng bột nên mới yêu cầu như vậy, vì thế tôi và cậu ta có sự giao kèo rằng: vừa đi học nhưng vẫn phải tham gia tập luyện để tăng cường thể lực".
Để duy trì và nâng cao trình độ thể thao của Lưu Tường, ông Lưu Học Căn đã liên hệ cho Lưu Tường vào học tại trường Trung học Phổ thông Nghi Xuyên có truyền thống về môn điền kinh, và còn nhờ thầy giáo dạy môn thể thao của trường Trương Minh giúp đỡ cho Lưu Tường.
Chẳng mấy chốc 8 tháng trôi đi, ông Tôn Hải Bình tuy chỉ gặp mặt một lần nhưng rất có ấn tượng với Lưu Tường. Sau một chuyến dẫn đội đi thi đấu ở ngoại tỉnh về đến Thượng Hải, ông Tôn Hải Bình phát hiện Lưu Tường đã rời trường. Ông Bình là một người điềm đạm dễ gần gũi, nhưng khi biết Lưu Tường đã rời trường ông đã nổi cáu với đồng sự và trực tiếp đến nhà Lưu Tường để giải thích với cha mẹ Lưu Tường rằng: Lưu Tường có sở trường được trời phú, nếu không tập luyện nữa là rất đáng tiếc. Miễn là Lưu Tường đồng ý làm học sinh của tôi, tôi sẽ bảo đảm với gia đình về các mặt của em như học hành, luyện tập, tu dưỡng đạo đức...hơn nữa còn cam kết thành tích học tập của Lưu Tường sẽ không kém hơn khi học ở trường khác". Từ đó, Lưu Tường chuyển sang tập môn chạy vượt rào.
"Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa tầm tã, ông Tôn Hải Bình đưa tôi và Lưu Tường đến gặp một chuyên gia nổi tiếng của bệnh viện Hoa Sơn Thượng Hải để kiểm tra vết chấn thương ở đầu gối. Ông Bình chạy lên chạy xuống giúp cha con chúng tôi làm các thủ tục, trông ông huấn luyện viên hiền lành nhưng nhiệt tình này tôi không thể từ chối cho con theo học với ông ta. Vài hôm sau vết chấn thương của Lưu Tường vốn không nghiêm trọng đã lành lặn hoàn toàn, lòng nhiệt tình và hăng say tập luyện của Lưu Tường lại phục hồi như xưa". Ông Lưu Học Căn vô cùng cảm kích huấn luyện viên Tôn Hải Bình nói.
Có "Thiên lý mã" đòi hỏi còn phải có "Bá Lạc". Huấn luyện viên Tôn Hải Bình cương quyết yêu cầu Lưu Tường tập luyện môn chạy vượt rào không phải là không có lý do. Với kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề Tôn Hải Bình đã ghi nhận sở trường được trời phú của Lưu Tường. Ông cho biết chạy vượt rào đòi hỏi phải có sức bật, trong khi đó các bắp cơ của Lưu Tường khá phát triển, phần mông lại cao chẳng khác nào như một "cỗ máy" thúc đẩy toàn thân vận động. Hơn thế nữa hình dạng các bắp cơ của Lưu Tường có phần khác với mọi người, có sức bật phi thường. Cộng thêm sự hài hoà của các bước chân trong khi chạy đã có đủ những điều kiện của một vận động viên chạy vượt rào xuất sắc, trong khi đó Lưu Tường gần như đạt đến mức hoàn hảo. |