Ban Chiêu sinh vào thời Đông Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, còn gọi là Ban Phi, bà xuất thân trong một gia tộc nổi tiếng, rất có tài hoa về văn học. Cha tên là Ban Bưu là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ, Ban Chiêu thưởng được mời vào Hoàng cung để dạy kinh sử cho hoàng hậu và các quý nhân trong cung đình. Năm 14 tuổi, Ban Tiêu gả cho Tào Thế Thúc, tổ ấm của đôi vợ chồng trẻ này rất hạnh phúc.
Tài khiếu viết văn của Ban Chiêu trước hết thể hiện trong quá trình giúp anh trai tên là Ban Cố viết cuốn "Tiền Hán Thư", đây là cuốn sử đoạn đại mang thể loại ký truyện đầu tiên của Trung Quốc, có địa vị ngang hàng với cuốn "Sử Ký" của Tư Mã Thiên thời Tây Hán trên lịch sử. Cha của Ban Chiêu là người đầu tiên bắt tay vào việc viết bộ sử này, sau khi cha qua đời, anh trai Ban Chiêu tên là Ban Cố tiếp tục hoàn thành việc này, không ngờ Ban Cố bị một vụ án làm iên lụy rồi bị chết trong ngục. Trước kia Ban Chiêu cũng tham gia vào cả quá trình viết bộ sử này, sau khi cha và anh trai qua đời, bà tiếp tục nối nghiệp cha anh, cho mãi đến khi hoàn bộ sách này. Sau khi bộ "Tiền Hán Thư" cho xuất bản, đã được sự đánh giá rất cao. Chương gay cấn nhất trong "Tiền Hán Thư" là bảng thứ 7 "Bảng bách quan công khanh" và chí thứ 6 "Thiên văn chí", hai bộ phận này về sau đều do Ban Chiêu hoàn thành.
Học thức của Ban Chiêu hết sức tinh túy, để cầu được sự chỉ dẫn của Ban Chiêu, nhà học giả lớn hồi bấy giờ tên là Mã Dung đã phải quỳ ở bên ngoài thư viện đọc sách của Ban Chiêu để lắng nghe bà giảng giải.
Ban Chiêu có một người em trai tên là Ban Siêu, chàng cũng là một người viết văn, về sau gác bút ra trận, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng, và được phong làm Định Viễn Hậu, khiến nhà Hán lừng danh khắp Trung Á và Tây Á suốt 30 năm. Năm thứ 12 Vĩnh Nguyên thời Hán Hoà Đế, Ban Siêu đã cao tuổi, ông nhờ con trai đến Lạc Dương để chầu chương vua, bày tỏ mong muốn được trở về quê hương để hưởng những năm cuối đời về già. Thế nhưng trong suốt ba năm liền nhà vua không hề đoái hoài đến nguyên vọng của Ban Siêu. Nghĩ đến người anh trai của mình Ban Cố đã qua đời, Ban Chiêu hết sức thương cảm trước tâm trạng của Ban Siêu đã hơn thất thập mà còn phải sống trên đất khách quê người, quyết định bất chấp hết thảy đi thuyết phục hộ cho Ban Siêu.
Thế là Ban Chiêu trình thư lên vua, trong thư Ban Siêu dẫn lại nhiều điển tích, ám thị nhà vua nên thương hại cho ngừi em trai mình đã tuổi cao sức yếu muốn trở về quê nhà, bài viết của Ban Chiêu có tình có lý, vua đọc xong cũng phải động lòng. Không bao lâu, nhà vua liền cử một vị đại tướng thay thế Ban Siêu. Chính vài viết của Ban Chiêu đã thuyết phục nhà vua cho phép Ban Siêu rời khỏi triều đình.
Tài viết văn của Ban Chiêu còn thể hiện trong bài số 7 mang tựa đề "Nữ giới". Bài viết này chủ yếu nói lên phụ nữ con gái nên ăn nói đi đứng như thế nào, nên sử lý công việc quan hệ gia đình ra làm sao, bài viết này của Ban Chiêu vốn là cuốn giáo khoa gia giáo riêng của gia đình mình để khuyên răn con gái gia tộc họ Ban, không ngờ về sau bài viết này được truyền tay chép trong khắp Kinh thành, rồi sau nữa truyền ra và nổi tiếng khắp cả nước.
Ban Chiêu chủ yếu sống trong thời Hán Hoà Đế, về sau nhà vua băng hà, vua mới lên nối ngôi lại ít tuổi, thái hậu bèn ra triều sử lý việc nước. Ban Chiêu được tôn làm sư phụ tham gia vào các công việc triều đình, bà hết lòng trung hiếu, dốc hết tài trí của mình cho đất nước. Về sau Ban Chiêu tuổi cao sức yếu rồi qua đời, Thái Hậu liền mặc áo đơn sơ để tưởng niệm và làm lễ quốc táng để tiễn đưa bà đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Ban Chiêu là một người phụ nữ tài ba, học vấn uyên bác, phẩm chất cao thượng, bà không những là một nhà sử học, nhà văn học mà còn là một Nhà Dhính trị nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. |