Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phụ nữ nổi tiếng thời cổ Trung Quốc Công chúa Văn Thành
   2009-10-14 17:18:01    cri
Trên lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều công chúa hoặc con gái giòng họ nhà vua gả cho quốc vương nước ngoài, trường hợp này chia làm hai loại: Một là vì quốc lực suy yếu, làm thông gia với hoàng tộc nước ngoài có thể chiếu cố tới toàn cục; hai là quốc lực hùng mạnh, làm thông gia với những nước láng giềng để giữ gìn an ninh cho khu vực biên giới. Vào thời kỳ Đường Thái tông Lý Thế Dân, công chúa Văn Thành gả đi xa cho Thổ Phan, nàng là mẫu mực của trường hợp thứ hai.

Thổ Phan chính là khu vực Tây Tạng ngày nay. Người Thổ Phan sống bằng nghề chăn nuôi là chính. Thế kỷ thứ 7 công nguyên, Chi-tông-nông-chan nối ngôi là vua Thổ Phan, mọi người gọi ông là Sông-chan-can-pu. Ông là một vị lãnh tụ dũng cảm oai phong, dẫn quân đi thống nhất nhiều bộ lạc trên cao nguêyn Thanh Hải Tây Tạng, thết lập vương quốc hưng thịnh, đóng đô tại La Sa ngày nay.

Năm 639 công nguyên, Song- chan- can- pu đưa quân tấn công Tùng Châu, một thành phố biên giới thời nhà Đường, bị quân nhà Đường đánh bại, Sông-chan-can-pu đành cúi đầu xưng thần, lại còn cầu hôn với triều đình nhà Đường. Đường Thái Tông bèn nhận lời, ông tuyển chọn cô con gái giòng họ nhà vua giỏi làm thơ viết sách, và phong nàng là công chúa Văn Thành rồi đem gả nàng cho Sông-chan-can-pu.

Trải qua hơn một tháng lặn lội gian khổ, gió thổi tuyết bay, công chúa Văn Thành mới tới được Hà Nguyên—nơi bắt nguồn của sông Hoàng Hà, Sông-chan-can-pu đích thân dẫn rất nhiều người và ngựa ra đây đứng đợi nghênh tiếp. Gái thì xinh đẹp thùy mị, trai thì khôi ngô tuấn tú, thế là hai người đều phải lòng nhau. Sông-chan-can-pu liền tổ chức lễ cưới linh đình, ngoài ra còn cho xây riêng một cung điện nguy nga hoành tráng tặng công chúa Văn Thành, ao nước cỏ cây, đình đài lầu các trong cung đình đều được thiết kế theo phong cách kiến trúc cung điện triều đình nhà Đường. Để có càng nhiều điểm chung với công chúa Văn Thành, Sông-chan-can-pu liền thay trang bộ phục nhà Đường do chính Công chúa cắt khâu cho, ngoài ra còn nhờ công chúa dạy tiếng Hán cho mình, hai vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, thương yêu nhau nhất mực.

Sau khi đời sống đã được ổn định, các tùy tùng cùng công chúa đến Thổ Phan bắt đầu triển khai nhiệm vụ của mình. Các nhạc công dân tộc Hán diễn tấu nhạc dân tộc Hán, khiến cho loại âm nhạc này càng trở nên chính quy. Sông-chan-can-pu ra lệnh cho con cháu các đại thần và quý tộc học văn hoá dân tộc Hán. Ngoài ra ông còn tuyển chọn một số thanh niên nam nữ dân tộc Tạng đến thành đô Tràng An nhà Đường để học tập.

Các thợ kỹ thuật nông nghiệp dạy kỹ thuật canh tác cây lương thực cho học viên Thổ Phan, đặc biệt dạy họ phương pháp trồng dâu nuôi tằm, khiến cho người Thổ Phan cũng có hàng dệt tơ lụa của mình. Tất cả những việc này, đã nâng cao rất nhiều đời sống của bà con Thổ Phan, nhân dân Thổ Phan hết sức cảm kích công lao của công chũa Văn Thành.

Năm 650, Đường Thái Tông Lý Thế Dân băng hà, thái tử lên nối ngôi, hoàng đế mới phong Sông-chan-can-pu là Tây Hải Quận vương, rồi cử người mang theo nhiều vàng bạc châu báu, tơ lụa, thơ tập và các loại hạt giống đi Thổ Phan tăng cho Sông-chan-can-pu, ngoài ra còn mang tặng cho công chúa Văn Thành đồ trang sức và mỹ phẩm, để khen ngợi công đức hòa thân của công chúa Văn Thành.

Trong thời kỳ này, các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa v v ... của Thổ Phan đã có sự phát triển vượt bậc, do vậy mà làm bá chủ vùng Tây vực, Thổ Phan đã trở thành tấm bình phong của triều đình nhà Đường tại phía Tây. Về sau, do nhiều nguyên nhân, Đường Cao Tông cử đại tướng Tiết Nhân Thọ dẫn quân đi đánh Thổ Phan, từ đó quan hệ của hai bên dần dần xa lánh nhau.

Kể từ ngày công chúa Văn Thành gả cho Sông-chan-can-pu, cho đến khi triều đình nhà Đường đưa quân đi đánh Thổ Phan, trong suốt 30 năm, do công chúa đa tài lắm nghệ, đã có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của Thổ Phan và ổn định của triều đình nhà Đường. Đáng tiếc là Đường Cao Tông không biết nâng niu quý trọng, nông nổi gieo rắc chiến tranh, khiến cục diện hòa mục giữa nhà Đường và Thổ Phan do công chúa Văn Thành khổ tâm kinh doanh, thật khiến mọi người người phải đau lòng. Năm 680, công chúa Văn Thành lâm bệnh rồi qua đời, nhân dân thổ Phan hết sức đau lòng, họ xây rất nhiều chùa ở khắp nơi để thờ công chúa Văn Thành. Đến nay, công chúa Văn Thành và các sứ giả hữu nghị cùng đi với công chúa năm xưa vẫn được nhân dân Tây Tạng coi là thần linh.