Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mối tình son sắt giữa Lão Xá với bà Hồ Khiết Thanh
   2009-09-23 19:09:32    cri
Lão Xá (1899—1966), là nhà văn, nhà Viết kịch hiện đại nổi tiếng Trung Quốc, ông sinh ra trong một gia đình nghèo dân tộc Mãn tại Thành phố Bắc Kinh. Năm 1918 ông tốt nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1924 ông sang lưu học tại Anh, năm 1930 về nước, lần lượt làm công tác giảng dạy tại Trường Đại Học Tề Lỗ Tế Nam, Trường Đại học Sơn Đông Thanh Đảo. Năm 1937 ông sáng tác cuốn tiểu thuyết "Lạc Đà Tường Tử " , năm 1946 cuốn tiểu thuyết "Tứ Đại đồng đường" của ông ra đời. Cuối năm 1949 ông về nước, lần lượt cho ra đời kịch bản "Long tu câu", "Trà quán" nổi tiếng.

"Cuộc ép duyên" hạnh phúc

Năm 1930, Lão Xá đã 31 tuổi, chị Hồ Khiết Thanh cũng đã 26 tuổi, bị coi là "gái già" rồi, hai bà mẹ của hai người cũng đều lo lắng cho việc hôn nhân của con cái mình.

Nhà Ngôn ngữ học nổi tiếng La Thường Bồi là bạn của anh trai chị Hồ Khiết Thanh, mẹ của Thanh bèn nhờ ông giới thiệu đối tượng cho con gái mình. Ông Bồi là người bạn nối khố cùng lớn lên với Lão Xá, lúc này Lão Xá vừa từ Luân Đôn về nước, và đã là tác giả của truyện ngắn nổi tiếng "Triết học của Lão Trương" và "Triệu Tử Việt". Mẹ của Khiết Thanh nghe vậy, trong lòng đã định đoạt sẵn cho con gái mình. Thế nhưng bà cũng biết rằng, con gái mình là một sinh viên, thuộc phụ nữ tiếp thu tư tưởng mới, cho nên không thể gán ép cho con gái một cách trực tiếp sự phán đoán của mình được. Thế là, bà liền bàn với ông Bồi một kế hoạch bí mật.

Lúc bấy giờ, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh có một đoàn văn nghệ học sinh, gọi là "Chân xã". Hồ Khiết Thanh rất giỏi thư họa, được mệnh danh là "nữ tài tử", tất nhiên trở thành cốt cán của Chân xã. Một hôm, có người bạn trong Chân Xã nghe nói nhà văn nổi tiếng Lão Xá đã về đến Bắc Bình tứ Bắc Kinh ngày nay, bèn quyết định cử Khiết Thanh đi mời Lão Xã đến trường đọc diễn văn.

Hai người bạn trẻ này đều không mảy may biết rằng hết thảy đều là do La Thường Bồi thao túng sắp đặt, thế nhưng ban đầu gặp mặt hai người đều để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhau. Vì Lão Xá đã nhận lời mời của Trường Đại học Tề Lỗ trước, cho nên phải rời khỏi Bắc Bình ngay để đi thành phố Tế Nam. Hai người không có sự liên lạc nhiều hơn .

Mùa Đông năm 1930, Lão Xá trở về Bắc Bình nhân dịp nghỉ đông. Dưới sự bố trí của La Thường Bồi, Lão Xá cứ bị các bạn kéo đi ăn cơm với nhau, mà lần nào trên bàn ăn cũng có mặt của Hồ Khiết Thanh. Hai người đều đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhau.

Sắp hết mùa nghỉ đông, Lão Xá lại phải rời Bắc Bình, trong lòng Lão Xã cảm thấy nhớ nhung Khiết Thanh, thế là liền viết ngay bức thư cho Khiết Thanh, bày tỏ nỗi lòng của mình, Khiết Thanh liền viết thư trả lời khiến Lão Xá rất đỗi vui mừng.

Mùa hè 1931, chị Hồ Khiết Thanh vừa tốt nghiệp, hai người liền tổ chức lễ thành hông.

Lời ước định trong đêm động phòng

14 tháng 7 năm 1931, là ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ Lão Xá và Hồ Khiết Thanh. Hai người trọ trong khách tại đường Đăng Thị Khẩu Bắc Kinh—đây là động phòng tạm thời của đôi vợ chồng trẻ này. Lão Xá nói với vợ rằng: "Về sau hễ em thấy anh không lên tiếng, đừng cho rằng anh có ý kiến gì với em, bởi vì lúc đó đầu óc anh đang suy nghĩ, hoặc đang cấu tứ tiểu thuyết đấy". Khiết Thanh bày tỏ rằng, trong trường hợp như vậy tuyệt đối không đến quấy dầy chồng.

Đến năm 1937, hai vợ chồng Lão Xá đã có với nhau ba mặt con, cuộc sống gia đình ổn định và dễ chịu. Thế nhưng, Nhật bản tiến hành xâm lược Trung Quốc đã thôi thúc tinh thần yêu nước trong lòng Lão Xá, dưới sự ủng hộ của vợ, Lão Xá từ Tế Nam một mình đi Trùng Khánh lao mình vào dòng thác kháng chiến chống Nhật, không bao lâu, ông trở thành người phụ trách chính của Hội Văn nghệ Trung Hoa chống địch.

Ngàn dặm tìm chồng

Sau khi Lão Xá rời khỏi Sơn Đông không bao lâu, bà Khiết Thanh đã mang con trở về nhà mẹ ở Bắc Bình, và chăm sóc mẹ chồng một cách hết sức chu đáo. Mùa hè năm 1942, mẹ Lão Xá qua đời, bà Khiết Thanh rất muốn rời khỏi Bắc Bình, thế nhưng lúc bấy giờ cả khu vực rộng lớn từ Bắc Bình đến Trùng khánh đều bị bọn Nhật chiếm đóng, rất nhiều nơi đều khói lửa chiến tranh liên miên, không thể nào lên đường được.

Mùa thu năm 1943, người bạn thân của Lão Xá tên là Hướng từ Trùng Khánh đến Bắc Bình. Ông đến là để dẫn bốn mẹ con Khiết Thanh xuống phía Nam. Dưới sự giúp đỡ của ông Hướng, bà Hồ Khiết Thanh dẫn ba người con, cộng thêm mấy kiện hành lý, bắt đầu cuộc hành trình tìm chồng ngàn dặm. Không biết họ đã phải trải qua biết bao cuộc chất vấn, khủng khiếp, nguy hiểm, ném bom, đi suốt hơn một tháng trời mới từ Bắc Bình đến Trùng Khánh, cả gia đình năm người mới được đoàn viên.

 Không lời chào vĩnh biệt

Vào thời kỳ đầu giải phóng, Lão Xá từ Mỹ trở về Bắc Bình. Ông sáng tác nhiều bài thơ bài văn ca ngợi Đảng cộng sản và xã hội mới, thế nhưng ông lại chưa gia nhập Đảng cộng sản. Năm 1966, Trung Quốc bùng nổ cuộc "Đại Cách mạng Văn hóa". Ngày 23 tháng 8, dọc đường đi đến Hội Văn học thành phố Bắc Kinh, ông bị Hồng vệ Binh đả đấu, đánh cho đến nỗi bị thương máu me đầy mình, không đứng lên đi lại được nữa, cuối cùng ông bị lôi đến một đồn công an gần đó. Có người gọi điện thoại cho bà Hồ Khiết Thanh đi đón ông về, nhưng lại không nói rõ địa điểm cụ thể, khiến bà phải thuê xích lô đi khắp nơi tìm kiếm ông, cuối mới đến được đồn công an đón chồng về.

Về đến nhà, tinh thần Lão Xá mới dần dần khôi phục, ông nói với vợ rằng: "Em cứ việc ngủ đi, anh cũng phải nghỉ ngơi rồi". Bà Khiết Thanh nhớ đến ước định của hai người trong đêm động phòng năm nào, bèn không quấy rầy ông nữa, nhưng khi rời khỏi phòng ngủ của ông, bà sợ ông tự tử, liền mang hết những dao những kéo ra khỏi phòn. Sáng sớm hôm sau, bà mang quần áo đến phòng ông để cho ông thay, rửa vết thương cho ông và khuyên ông đừng nên ra ngoài nữa. Thế nhưng cuối cùng thì Lão Xá vẫn cứ ra đi, và ra đi mãi mãi không bao giờ trở lại nữa--- tối hôm đó, trời vừa nhá nhem tối, Lão Xá sau cả một ngày đọc tập "Thơ từ Mao Trạch Đông" ở bên Hồ Thái Bình liền lao mình xuống hồ tự tử.