Vào thời Tần Hán, có một dân tộc du mục xưng hùng tại phía Bắc vùng Trung Nguyên Trung Quốc, năm 215 trước công nguyên bị đuổi ra khỏi Hà sảo lưu vực sông Hoàng Hà, trải qua sự chia cắt thời Đông Hán, Nam Hung Nô tiến vào Trung Nguyên, Bắc Hung Nô từ phía Bắc sa mạc di chuyển đến phía Tây, tổng cộng trải qua khoảng 300 năm. Hung nô thời cổ Trung Quốc không có quan hệ huyết thống với Hung Nô châu Âu, không phải cùng một dân tộc. Những năm qua các nhà khoa học đã dùng DNA để hóa nghiệm và được ra kết quả như vậy.
Hung nô là những người dân rơi rớt lại của thời nhà Hạ. Trong "Sử ký"cũng như một số sách cổ cho rằng: Vào thời nhà Thương, Thuần Duy con cháu của vua Hạ đã trốn lên phía Bắc, sinh con đẻ cái ở đó rồi thành Hung nô. Còn một lối nói khác cho rằng, đời vua cuối cùng của thời Hạ là Hạ Kiệt, đã bị chết sau ba năm lưu vong ở bên ngoài, con trai ông tên là Phạm Tử đã dẫn vợ và các thê thiếp của cha để lại, lánh đến ở lại đồng hoang phía Bắc, chăn nuôi du mục, họ chính là Hung Nô Trung Quốc.
Vào cuối thời nhà Thanh đầu thời kỳ Dân Quốc, học giả nổi tiếng Trung Quốc Vương Quốc Duy đã khái quát một các có hệ thống về diễn biến của Hung Nô, cho rằng các bộ tộc Quỷ Phương, Hỗn Di thời nhà Thương, Dung, Địch thời Xuân Thu, Hồ thời Chiến Quốc đều là Hung Nô của các thế hệ sau.
Diễn ra cuộc chiến tranh quy mô với Hung Nô là vào thời nhà Hán. Năm 201 đầu thời kỳ nhà Hán, Hàn vương Lưu Tín đầu hàng Hung nô. Năm sau, Hán Cao Tổ Lưu Bang đích thân dẫn đại quân đi chinh phục, khi đến Bạch Đăng tức phía Đông bắc Đại Đồng tỉnh Sơn Tây ngày nay, bị 300 nghìn kỵ binh Hung nô vây quẫn suốt bảy ngày bảy đêm. Về sau Hán Cao Tổ dùng mưu kế mới thoát hiểm, về sau nữa kết thông gia với Hung nô. Từ đó về sau, các vua Hán Văn đế và Hán Cảnh đế cũng áp dụng chính sách hoà thiện với Hung nô để phục hồi và phát triển kinh tế. Năm 57 trước công nguyên, Hung nô bị chia cắt, trong đó năm 51 Hu- han- xie- dan đã xuống phía nam đầu hàng và dựa dẫm vào triều đình nhà Hán.
Năm 48 công nguyên đầu thời Đông Hán, Hung nô chia cắt làm hai bộ tộc, con cháu của Hu-han-xie-tan đã dẫn hơn bốn vạn người xuống phía nam lệ thuộc vào triều Hán, được gọi là Nam Hung nô, còn những Hung nô vẫn ở lại phía Bắc thì gọi là Bắc Hung nô. Từ năm 89?91, Nam Hung nô liên hợp với quân nhà Hán tấn công bao vây Bắc Hung nô, buộc Bắc Hung nô phải di chuyển đến phía Tây, từ đó Bắc Hung nô không còn vết tích trong các sách cổ Trung Quốc nữa.
Năm 187 cuối thời Đông Hán, nhân lúc Hoàng Cân khởi nghĩa, trong nội bộ Hung nô xảy ra xung đột. Năm 195, Nam Hung nô đã tham gia vào trận đánh chung, nữ nhà thơ nổi tiếng Thái Văn Cơ bị bắt đến Hung Nô. Năm 202, thủ lĩnh Nam Hung nô quy thuộc vào Tào Tháo, thừa tướng Nhà Hán, thế là Thái Văn Cơ quy trở về với nhà Hán. Tào Tháo đã phân chia Nam Hung nô thành năm bộ tộc.
Đầu thế kỷ 4, Lưu Uyển, đại Đô đốc của năm bộ tộc đã thừa lúc vùng tây Tấn xảy ta hỗn loạn, liền khởi binh đánh chiếm phần lớn vùng trung bắc, tự xưng là Hán Vương, năm 311 con trai của Lý Uyên tên là Lưu Thông đã đánh chiếm Lạc Dương, năm 316 chiếm đóng Trường An, tức Tây An ngày nay, tiêu diệt Tây Tấn.
Thế hệ sau có dòng máu của tộc Hung Nô và tộc Tiên Bi gọi là người Thiết Phật. Lưu Bột Bột người Thiết Phật sau khi bị người Tiên Bi đánh bại, bèn đầu hàng hậu thế của Tần là người Khương, về sau tự nhận là Hung Nô vương của thế hệ cuối cùng, đổi họ là Hách Liên, thành lập nước Hạ, trong lịch sử gọi là Hồ Hạ. Năm 431, nhà Hạ bị diệt vong. Quốc đô nhà Hạ gọi là thành Thống Vạn, là di chỉ đô thành chỉ duy nhất mà bộ tộc du mục Hung nô để lại tại Đông Á.
Một bộ phận Hung nô đã hòa nhập vào bộ lạc Vũ Văn Thị của tộc Tiên Bi gần Cao Lệ tức Triều tiên ngày nay, rồi tiến vào bán đảo Triều Tiên. Về sau, Vũ Văn Thị thành lập chính quyền Bắc Chu, cho mãi đến khi bị triều đình nhà Tùy tiêu diệt.
Trên đây là tình hình diễn biến của Hung Nô trên vũ đài lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ "Ngũ Hồ thập lục quốc" và "Nam bắc triều" Trung Quốc. Về sau, là một dân tộc độc lập, tộc Hung Nô đã bị mất hút trong lịch sử Trung Quốc. Các thệ hệ sau của Hung Nô sau khi đã Hán hóa đều đổi họ thành Họ Lưu, họ Hạ, Họ Tòng v v ... nhiều người con cháu dòng dõi của họ vẫn đang sinh sống tại các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây và Sơn Đông Trung Quốc ngày nay.
|