Trạng nguyên Ông Đồng Hoà có vai trò quan trong đối với thời cuộc TQ
Ông Đồng Hòa (1830~1904), Trạng nguyên khoa Bính Thần năm thứ 6 Hàm Phong thời nhà Thanh (năm1856 công nguyên). Suốt đời ông hai lần làm nhà giáo của Hoàng đế, trong cuộc đấu tranh giữa hai phe Hoàng đế và Hoàng hậu thời nhà Thanh ômg làm Thủ lĩnh của phe Hoàng đế.
Năm 1857, Ông Đồng Hòa được phong làm Tu Soạn, làm việc trong Viện Hàn Lâm. Năm 1865, ông làm nhà giáo của vua Đồng Trị. Năm 1875, ông lại được làm nhà giáo của vua Quang Tự, trước sau những 20 năm.
Ông Đồng Hòa có học thức uyên bác, ngoài dạy những kinh điển nhà Nho như "Tứ Thư", "Ngũ Kinh" ra, còn dạy các giáo trình lịch sử, địa lý nước ngoài, khoa học kỹ thuật và những sách nổi tiếng cải lương của thời kỳ đầu, dẫn dắt vua Quang Tự quan tâm chính trị thực tế, để tâm đến tình hình quan trọng trong nước và nước ngoài, thanh trừ các tệ hại tồn tại lâu năm, ra sức chấn hưng các kỷ cương. Sự giáo dục của Ông Đồng Hòa đã làm cho đầu óc vua Quang Tự được mở rộng kiến thức, đã đặt cơ sở tư tưởng cho việc phát động Phong trào biến pháp Duy Tân sau này.
Sau khi bị thua đậm trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, thuận theo trào lưu phát triển của lịch sử, Ông Đồng Hòa đã tiến cử các nhân sĩ tiến bộ như Khang Hữu Vi cho vua Quang Tự, ông được Khang Hữu Vi mệnh danh là Nhà "Lãnh đạo số một của cuộc Cách mạng Duy Tân Trung Quốc". Sau khi cuộc "Biến pháp Mậu Tuất" tức cuộc cải cách chính trị xã hội năm Mậu Tuất bị thất bại, Từ Hy Thái Hậu ra lệnh cách chức Ông Đồng Hoà và mãi mãi không được đề bạt nữa. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Ông Đồng Hòa lại bị bà Từ Hy đuổi ra khỏi Bắc Kinh, ông đã trở về quê hương Thường Thục cho đến khi qua đời. Ông Đồng Hòa đảm nhiệm các chức vụ khác nhau của triều đình ở Bắc Kinh trong suốt 42 năm, hai lần được làm Đại thần Quân Cơ, tham gia trực tiếp ra quyết sách cho cuộc chiến tranh Trung- Pháp và cuộc chiến tranh Giáp Ngọ Trung –Nhật.
Trương Hiếu Tường –Trạng Nguyên có thành tựu cao nhất về sáng tác từ.
Trương Hiếu Tường là Trạng nguyên khoa Giáp mậu năm thứ 24 Thiệu Hưng Thời Nam Tống, tức năm 1154 công nguyên.
Trương Hiếu Tường (1132--1169) là Nhà viết từ và Nhà Thư pháp nổi tiếng thời nhà Tống. Trong cuộc thi Trạng nguyên, thành tích của ông không những tốt hơn cháu của gian tướng Tần Cối, mà còn kêu oan cho vị anh hùng yêu nước Nhạc Phi bị Tần Cối ám hại, thế là Tần Cối hết sức căm ghét ông, bèn xúi bẩy người khác vu cáo ông mưu mô làm phản, rồi đem ông và cha ông tống vào ngục, sau khi Tần Cối chết, Trương Hiếu Tường mới được phóng thích và được làm quan.
Phong cách các bài từ của Trương Hiếu Tường phóng khoáng, đều thiết tha yêu cầu khôi phục tư tưởng thống nhất đất nước, chống Kim cứu nước. Tác phẩm từ của ông đã kế thừa truyền thống của Tô Thức, là người đi trước của trường phái từ yêu nước, chiếm địa vị tương đối quan trọng trong lịch sử từ Trung Quốc.
Lưu Xuân Lâm –Vị Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc
Vị Trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là Lưu Xuân Lâm –Trang nguyên Khoa Giáp thần năm thứ 30 Quang Tự nhà Thanh, tức năm 1904 công nguyên. Năm 1905, Từ Hy Thái Hậu hạ lệnh đình chỉ chế độ khoa cử.
Sau khi triều đình nhà Thanh bị sụp đổ, Lưu Xuân Lâm trở về quê hương, mở trường học, dấn thân vào sự nghiệp giáo dục. Năm 1932, Trịnh Hiếu Tư, thủ tướng ngụy "Mãn châu quốc" lúc bấy giờ đã sai người với danh nghĩa của ông Phổ Nghi đi mời ông làm Bộ trưởng Giáo dục. Lưu Xuân Lâm liền dứt khoát từ chối.
Năm 1937, Nhật Bản đã chiếm đóng nhanh chóng cả vùng Hoa Bắc Trung Quốc. Ông Lưu Xuân Lâm hết sức đau lòng, từng viết sách lên án phẫn nộ hành vi xâm lược của bọn đế quốc Nhật, lên án tội ác của bọn Hán gian bán nước. Cuối năm 1938, dưới sự xúi bẩy của bọn Nhật, tiến sĩ đồng khoa với Lưu Xuân Lâm là Vương Trấp Đường thành lập Tổ chức Hán gian tại Bắc Bình, Vương Trấp Đường đã đích thân đến nhà mời Lưu Xuân Lâm làm thị trưởng thành phố Bắc Bình. Lưu Xuân Lâm hết sức phẫn nộ trước việc này, liền trách móc và mắng mỏ ngay trước mặt Vương Trấp Đường. Vương Trấp Đường liền tức tốc cho lính đến khám nhà Lưu Xuân Lâm và đuổi ông ra khỏi nhà. Sau vụ này, tâm hồn và thể xác Lưu Xuân Lâm bị rày vò nghiêm trọng. Năm 1944, ông bị bệnh tim đột ngột và qua đời, hưởng thọ 73 tuổi.
|