Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các Trạng nguyên Liễu Công Nguyên, Trịnh Hạo và Phó Thiện Tường
   2009-08-05 17:40:53    cri

Liễu Công Quyền - Trạng nguyên có thành tựu thư pháp cao nhất

Trong các thế hệ Trạng nguyên Trung Quốc, Liễu Công Quyền Khoa Mậu Tử vào năm thứ ba Đường Nguyên Hòa tức năm 808 công nguyên là vị Trạng nguyên có thành tựu thư pháp cao nhất.

Liễu Công Quyền ( 778?865 ), là Nhà Thư pháp lớn cuối cùng thời nhà Đường Trung Quốc, cho nên mọi người gọi ông là "Liễu Thiếu Sư". Năm 29 tuổi, ông đã thi đỗ Trạng Nguyên, làm quan nhỏ của địa phương, về sau, trong một dịp tình cờ, vua Đường Mục Tông rất tâm đắc thư pháp của ông, đã phải kinh ngạc thốt lên rằng "Thánh phẩm thư pháp", thễ rồi vua liền chiêu ông đến cố đô Tràng An, lúc đó Liễu Công Quyền đã hơn 40 tuổi. Vua Đường Mục Tông hỏi Liễu Công Quyền làm thế nào có thể viết thư pháp đẹp như vậy, Liễu Công Quyền trả lơừi rằng: "Cầm bút bằng trái tim, trái tim chính trực thì nét bút ngay thẳng." Lúc bấy giờ, vua Đường Mục Tông vốn ăn chơi chác tán, nghe vậy cảm thấy hết sức kinh ngạc, biết rõ Liễu Công Quyền "can gián bằng thư pháp" với mình.

Thư pháp của Liễu Công Quyền trong ba đời vua thời nhà Đường là Đường Mộc Tông, Đường Kính Tông và Đường Văn Tông luôn luôn được coi trọng, ông giữ chức Thư Tư, sống lâu ngày trong triều đình, con đường làm quan của ông rẫt thuận lợi. Nét bút thư pháp của Liễu Công Quyền rắn rỏi, kết cấu nghiêm ngặt, được mọi người gọi là "Liễu Thể". Liễu Công Quyền hưởng thọ 80 tuổi, ông tổng cộng làm việc cho bảy vị Hoàng đế, cuối cùng vị Thiếu sư Thái tử Liễu Công Quyền qua đời trên cương vị làm quan của mình.

Trịch Hạo --- Vị Trạng nguyên được Hoàng đế triệu làm Phò mã

Trong lịch sử Trạng Nguyên Trung Quốc, Trịnh Hạo là vị Trạng Nguyên Khoa Nhâm Mậu năm thứ hai Đường Công Xương, (tức năm 842 công nguyên) duy nhất được Hoàng đế chiêu làm phò mã có thể tra cứu trong lịch sử Trung Quốc.

Trịnh Hạo là cháu của Tể tướng Trịnh Nhân đời vua Đường Hiến Tông. Trước khi đỗ Trạng Nguyên, ông đã có khế ước hôn nhân. Sau khi đỗ Trạng nguyên ông định cưới cô con gái diệu của nhà họ Lư. Thế nhưng anh chàng Trạng nguyên khôi ngô tuấn tú này lại được nhà vua nhằm trúng, nhất mực đòi gả cô công chúa Vạn Thọ đáng yêu của mình cho Trịnh Hạo, thế nhưng Trịnh Hạo lại không yêu cô công chúa này chút nào, cứ đòi lấy cô con gái nhà họ Lư chơi với mình ngay từ tấm bé. Đường Tuyên Tông bèn sai Tể tướng Bạch Mẫn Trung thuyết phục ông, Bạch Mẫn Trung thuyết phục mãi, lại thêm dụ dỗ hoặc đe dọa, cuối cùng buộc Trịnh Hạo phải lấy Công chúa Vạn Thọ, sau khi lấy nhau, hai người đều không hạnh phúc. Về sau, Trịnh Hạo nhiều lần vạch tội tướng Bạch Mẫn Trung, may mà vua Đường Tuyên Tông nhận ra mình đối lý, liền giúp Bạch Mẫn Trung giữ lại những đơn sớ vạch tội.

Trịnh Hạo giỏi về tuyển dụng nhân tài, xử lý công việc công chính. Trong "Đường thi toàn tập" có giữ lại một bài thơ của ông.

Phó Thiện Tường—Nữ trạng nguyên duy nhất

Phó Thiện Tường Nữ khoa Thái bình thiên quốc năm thứ ba Hàm Phong Thời nhà Thanh tức năm 1853 công nguyên, là vị nữ Trạng nguyên duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Thái bình Thiên quốc là Chính quyền do Hồng Tú Toàn thành lập vào hậu kỳ thời nhà Thanh Trung Quốc. Năm 1851 thành lập Thái bình Thiên quốc, năm 1853 dựng đô tại Thiên Kinh, tức thành phố Nam Kinh ngày nay, từng chiếm lĩnh khu vực hạ du sông Trường Giang. Cho mãi đến năm 1864, Thiên Kinh bị thất thủ, trải qua 13 năm. Vào thời kỳ hưng thịnh, lực lượng quân Thái Bình vượt quá một triệu người, trong đó kể cả hơn trăm nghìn binh lính nữ.

Phó Thiện Tường (năm 1833 đến 1856), là người Thiên Kinh, sau khi ra đời không bao lâu, thì cha mẹ lần lượt qua đời, bà đành phải sống với anh trai và chị dâu ngay từ tấm bé. Thế nhưng từ nhỏ Phó Thiện Tường đã có trí thông minh hơn người, ham thích đọc kinh sử. Năm 18 tuổi, thì chồng bà bị mất, mẹ chồng mấy lần bán bà cho người khác, ngày nào Thiện Tường cũng âu sầu đăm chiêu, sau khi trải qua muôn vàn khó khăn bà đã chạy thoát, nhưng không có nơi nào nương thân, thế là bà quyết thâm đầu quân Thái Bình.

Năm 1853, Thái Bình Thiên Quốc mở "Nữ khoa Trạng Nguyên", đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc mở khoa này (trước đây chỉ có Khoa Nam Trạng nguyên). Phó Thiện Tường đã vượt qua thiên kiến của thế tục, dũng cảm đăng ký tham gia thu Nữ khoa, và đã đứngđầu bảng, trở thành vị Trạng nguyên nữ đầu tiên của Trung Quốc.

Phó Thiện Tường đã có sự đóng góp quan trọng trong việc ấn định hàng loạt chính sách về cai trị đất nước, chính trị và đề xướng nam nữ bình đẳng cho Thái Bình Thiên Quốc. Năm 1856, Thiên Kinh xảy ra cuộc xung đột tranh giành quyền lực, bà đã cùng với 20 nghìn người gặp nạn trong Đông Hoàng Phủ.