Thôi Nguyên Hàn- Liên tiếp trúng Tam Nguyên
Chế độ Khoa cử Trung Quốc bao gồm Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình, người xếp đầu bảng lần lượt là Giải nguyên, Hội nguyên và Trạng nguyên, gọi chung là "Tam nguyên". Liên tiếp trúng Tam nguyên, có nghĩa là liên tiếp xếp đầu bảng trong các cuộc thi: Thi hương, thi hội và thi đình
Người liên tiếp trúng "Tam nguyên" có thể tra cứu trong lịch sử Khoa cử Trạng nguyên Trung Quốc có Trạng nguyên Thôi Nguyên Hàn, năm thứ hai Kiến trung đời vua Đường Đức Tông, tức năm 781 công nguyên.
Thôi Nguyên Hàn (729-năm 795) là người An Bình Bác Lăng nay là Định Châu tỉnh Hà Bắc. Thôi Nguyên Hàn tinh thông kinh sử, giỏi thơ văn, gần 50 tuổi mới thi đỗ tiến sĩ, hai người em trai của ông cũng đồng thời thi đỗ tiến sĩ. Sau khi thi đỗ Trạng nguyên, ông đều xếp đầu bảng trong khoa thi các môn Bác học hồng từ, Khoa Hiền lương phương chính, Trực ngôn cực giám. Năm 787, ông được mời vào Triều đình giữ chức Thái thường Tiến sĩ. Lời ăn tiếng nói của Thôi Nguyên Hàn ôn tồn, cử chỉ đi đứng trang trọng, thế nhưng ông có đức tính ngay thẳng mạnh mẽ, không dễ được những người nịnh đời chấp nhận. Làm quan chưa được hai năm, ông liền bị hạ chức, không bao lâu bệnh nặng qua đời.
Thôi Nguyên Hàn thuộc loại học giả quan liêu điển hình. Ông có tính tình cô độc, rất ít giao du với bạn bè, suốt đời ông chỉ ham mê học hành, có tài viết những đối sách, viết bia chí. Trong cuốn "Toàn Đường thi" còn giữ lại bảy bài thơ của ông.
Quách Tử Nghi—Vị trạng nguyên duy nhất từ Võ trạng nguyên đến chức Tể tướng
Trong các thế hệ Trạng nguyên, chỉ có Quách Tử Nghi thời kỳ khai nguyên nhà Đường là vị Trạng nguyên duy nhất từ Võ trạng nguyên đến Trạng nguyên Tể tướng.
Quác Tử Nghi (697—781) dân tộc Hán, là nhà quân sự nổi tiếng thời nhà Đường. Ngay từ nhỏ ông đã thích đọc binh thư, tập võ nghệ.
Thân hình Quách Tử Nghi vạm vỡ, nét mặt tuấn tú, không những võ nghệ cao cường, động tác điêu luyện, mà còn có đức tính công bằng vô tư, không sợ quyền quý. Truyền rằng năm 20 tuổi, ông vi phạm kỷ luật quân sự, liền bị đem đi chặt đầu theo quân lệnh. Trên đường bị giải ra pháp trường, ông được nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch phát hiện. Lý Bạch thấy ông diện mạo phi thường, hiên ngang không sợ chết, cảm thấy hết sức đáng tiếc. Lý Bạch cho rằng con người như thế này sau này nhất định sẽ làm nên sư nghiệp, thế là bèn lấy chức quan của mình đứng ra bảo lãnh cho Quách Tử Nghi, thế là Quách Tử Nghi được cứu.
Sau khi Quách Tử Nghi trúng cao đẳng trong cuộc thi Võ cử, bèn được nhậm chức Mạc Liêu trưởng trong Mạc phủ cấm quân của nhà vua. Do nhiều lần thắng trận lập công, cho nên ông cũng nhiều lần được cân nhắc lên các chức quan trong triều. Năm 755 nổ ra cuộc "An Sử chi lọan" ( tức cuộc phiến loạn do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu), Quách Tử Nghi đã dẫn quân đánh bại Sử Tư Minh tại Hà Bắc, sau đó tiếp tục thu hồi hai cố đô là Lạc Dương và Tràng An, sau đó ông được phong làm Quận vương Phồn Dương. Đến đời vua Đường Đại Tông, Quách Tử Nghi lại dẹp yên bạo loạn, bảo vệ an ninh nhà nước. Trong sốt cuộc đời binh mã của mình, Quách Tử Nghi nhiều lần lập công, cho đến năm 84 tuổi mới từ biệt chiến trường, thiên hạ vì có Quách Tử Nghi mà được hưởng hơn 20 năm thái bình.
Vương Duy—vị Trạng Nguyên có thành tựu thi họa cao nhất
Vương Duy là vị Trạng nguyên Khoa Tân Mạt năm thứ 19 Đường Khai Nguyên, tức năm 731 công nguyên, ông có thành tựu cao nhất về thơ họa trong lịch sử Trạng nguyên Trung Quốc.
Vương Duy?701?761?, là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, ông làm quan đến chức Thượng thư Hữu Thừa. Thành tựu về thơ họa của Vương Duy rất cao, nhà thơ Tô Thức nổi tiếng từng khen ông "trong thơ có họa, trong họa có thơ". Trong những năm cuối đời, ông không còn tham vọng làm quan, mà chuyên tâm tín ngưỡng Phật giáo, vì vậy người đời sau mệnh danh ông là "Thi Phật".
Vương Duy là đại diện của trường phái thơ ca mô tả về non nước vườn tược, ông từng bị hạ chức làm Thái tử trung doãn, về sau được lên giữ chức Thượng Thư Hữu Thừa.
Ngay từ nhỏ Vương Duy đã có trí thông minh phi thường, rất giỏi về âm nhạc, thơ ca. Mới mười mấy tuổi, ông đã là nhà thơ lớn nổi tiếng thiên hạ. Năm 21 tuổi, ông đã thi đỗ Tiến sĩ. Ngay từ thời trai trẻ, Vương Duy đã có hoài bão tích cực về chính trị, về sau do thời cuộc luôn luôn thay đổi khôn lường, cho nên hoài bão Chính trị của ông mới lắng dần xuống, ông ăn chay niệm Phật. Đến hơn 40 tuổi, ông cho xây ngôi biệt thự tại ngoại ô Tràng an, sống cuộc đời nửa quan nửa ẩn. |