Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Vì sao thời Tống TQ cùng lúc thuyên giảm hơn 19 vạn quan lại?
   2009-07-15 16:55:01    cri
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay khiến nhiều công ty làm ăn thua lỗ đành phải cắt giảm nhân viên để tiết kiệm các khoản chi. Thực ra cái từ "cắt giảm nhân viên" đã không mới lạ gì trong lịch sử Trung Quốc, triều đình Bắc Ngụy thời Bắc Triều ?386?534 công nguyên?, Hiếu Văn Đế Thác Bá Hồng từng tiến hành cuộc cắt giảm nhân viên với con số hằng "vạn người" trong làn sóng cải cách rầm rộ, nhiều quan lại không đủ khả năng trong triều đình lũ lượt bị cắt giảm hoặc bị điều đi làm việc khác. Đem việc này ra so sánh thì, trong những năm Chân Tôn thời Bắc Tống, từng tiến hành cắt giảm hơn 19 vạn người trong cùng một luúc, có thể nói là xếp thứ nhất về quy mô cũng như mạnh tay cắt giảm nhân viên trong lịch sử.

Khác với tình hình cuộc khủng khoảng tài chính hiện nay, thời nhà Tống là vì số lượng quan lại quá đông, bộ máy quá kông kềnh, gây nên cuộc khủng hoảng tài chính, cho nên nhà vua mới buộc phải cắt giảm các quan lại. Triều đình nhà Tống nổi tiếng là một vương triều có nền kinh tế hàng hóa phồn thịnh, nhưng cũng là một vương triều thường xuyên xuất hiện tình trạng ngân khố cạn kiệt. Điều khá thú vị là, nền kinh tế của triều đình nhà Tống càng phồn vinh thì tình trạng khủng hoảng lại càng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do bộ máy quan lại của triều đình quá "cồng kềnh".

Người sáng lập ra triều đình nhà Tống là ông Triệu Khuông Dật, xuất thân từ một quân nhân, ông đã xây dựng bộ máy thể chế quan liêu phức tạp chỉ hơi kém hơn so với nước Liêu trong lịch sử, hơn nữa chế độ này lại thường xuyên thay đổi.

Ví dụ như quan văn, chia ra làm ba loại theo các cấp "Mạc chức châu huyện quan" , "Kinh quan" và "Thăng triều quan". Mạc chức châu huyện quan là tên gọi chung của quan văn cấp bậc thấp, Kinh quan là tên gọi chung của các quan có cấp bậc cao hơn nhưng không thường xuyên tham gia công việc triều đình, Thăng triều quan là tên gọi chung của quan văn cấp trung bình và cấp cao có thể tham gia tiếp kiến và dự yến tiệc trong triều đình. Quan võ cũng các cấp chia ra làm Lại thần, Chư ty thần và Hoành ban. Ngoài ra còn có Tiết độ Sứ cho đến Thích Sử v v ...

Quan võ cũng được căn cứ theo cấp bậc chia làm Sứ thần, Chưa tư sứ, Hoành Ban. Ngoài ra còn có Tiết độ sứ đến Thích Sứ v v ... thực ra đã trở thành một loại quan khác.

Bộ máy quan lại xem ra rất phiền hà, nhưng đóng vai trò rõ rệt. Vai trò chia làm vai trò chính và vai trò phụ, trước hết là vai trò chính. Chế độ quan lại phức tạp này thông qua biện pháp tăng thêm các cấp trong bộ máy quan liêu, các quan lại chế ước lẫn nhau, đã phân chia thành công các quyền lực. Khiến thời nhà Tống ít xuất hiện tình trạng các quan lại quần thần đứng lên trấn áp triều đình. Thế nhưng tác dụng phụ cũng ngày một nhiều lên, bởi chế độ này vô hình chung làm tăng thêm số lượng các quan lại, trong khi đó, hình thức khoa cử cũng khiến càng nhiều người tiến vào tầng lớp quan liêu, chỉ trong vòng 22 năm Tống Thái Tông nắm quyền, tiến sĩ khoa cử lên tới gần vạn người, thế nhưng trong suốt 290 năm tổng số quan chức trong triều đình thời nhà Đường chỉ vào khoảng 6000 người. Điều đơn giản là con cái của các quan không qua thi cử gì cả, có thể dựa vào tư cách chức vị của cha ông trong triều là có thể làm quan, do đó mà khiến con số quan lại tăng lên, bộ máy thống trị trở nên đồ sộ.

Số quan lại quá đông, gây nên tình trạng quan nhiều việc ít. Thời nhà Tống thực hiện chê độ chức quan và chức vị tách nhau. "Chức quan" chẳng qua là tiêu chí về cấp bậc và mức độ hưởng phong lộc mà thôi, "Chức vị" là thứ danh hiệu Học sĩ, Trực các dành cho quan văn. Còn những quan "Sai khiến " mới là quan quản lý công việc. Ngoài ra, để sắp xếp vị trí cho những huân thích trọng thần, triều đình Nhà Tống còn thành lập chức "Cung quan", có nghĩa là những quan chỉ hưởng phong lộc không làm việc. Ngoài ra, thời nhà Tống còn thực hiện chính sách "lương cao liêm khiết", số lương của quan lại các triều đại đều khó mà so được với lương lộc cuả các quan lại thời nhà Tống. Phong lộc quá cao của các quan lại tất nhiên gây nên gánh nặng về tài chính của triều đình nhà Tống ngày một nặng nề, đến đời vua Anh Tông, triều đình đã xuất hiện thâm hụt tài chính, chỉ trong hai năm, tức năm 1065, con số thâm hụt tài chính đã lên đến 15 triệu 700 nghìn quan tiền.

Ngoài ra, vua Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa lại mấy lần tiến hành Bắc phạt, lần nào cũng bị thua vào tay Tiêu Thái Hậu của nước Liêu, do vậy gây nên việc khi vua Tống Chân Tông lên ngôi đã phải đương đầu với khó khăn về tài chính nghiêm trọng. Giữa lúc vua Tống Chân Tông bó tay không có cách nào khác, thì đại thần Trần Bành Niên viết thư lên kiến nghị tiến hành điều chỉnh chính sách năm mặt để làm dịu mâu thuẫn của xã hội, trong đó có một nội dung là "cắt giảm nhân viên". Vua Tống Chân Tông đã tiếp thu kiến nghị của Trần Bành Niên, tháng 6 thứ tư Hàm Bình, tức năm 1001 công nguyên, triều đình nhà Tống đã tiến hành cắt giảm quan chức quy mô trong phạm vi cả nước, theo con số ghi lại vào khoảng hơn 195 nghìn người. Đến tháng 5 năm sau, lại tiến một bước "thuyên giảm quan chức của tỉnh Hà Bắc". Thế nhưng, việc thuyên giảm lần này chẳng qua chỉ là bề mặt chứ không trị tận gốc, do vậy mà dẫn đến tình trạng "quan chức dôi dư" trong thể chế quan liêu thời nhà Tống hầu như không bị dao động, không bao lâu, triều đình nhà Tống trở lại hiện trạng khó khăn tài chính bên ngoài lớn mạnh, bên trong tê liệt, cho dù sau khi nhà văn, nhà cải cách nổi tiếng Vương An Thạch lên làm tể tướng thi hành cải cách, cũng không thay đổi được cục diện bộ máy quan lại cồng kềnh của triều đình.