Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tô Hải Chân cô gái dân tộc Kinh TQ vừa đàn vừa hát
   2009-07-13 20:45:11    cri
Trong một văn phòng Cửa khẩu Đông Hưng Quảng Tây Trung Quốc chỉ cách Móng cái Việt Nam bằng con sông Bắc Luân, có một cô gái dân tộc Kinh Trung Quốc vào khoảng ngoài ba mươi xinh đẹp duyên dáng, cô tên là Tô Hải Chân. Hải Chân có tình duyên không thể dứt ra được với đất nước Việt Nam, công việc ban ngày của cô có mối quan hệ với hàng ngàn hàng vạn người dân Việt Nam, ngay cả vào ngoài giờ thư giãn, nội dung sinh hoạt của cô vẫn cứ gắn bó với Việt Nam, đó chính là chiếc đàn bầu và những bài hát dân ca dân tộc Kinh.

 Hải Chân trình bày bài dân ca dân tộc Kinh "Bài ca vấn nguyệt". Tô Hải Chân sinh trong một gia đình người Kinh đậm đà nghệ thuật tại Phòng Thành Quảng Tây Trung Quốc, cha cô Tô Duy Quang, là một nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, mẹ cô hát hay múa giỏi được gọi là "Ha mây" ở trên đảo Vạn Vĩ, một trong ba hòn đảo người Kinh Quảng Tây.

Mẹ tôi giỏi hát dân ca, được gọi là "Ha mây", mười mấy tuổi đã bắt đầu đến hát tại Ha Đình trên đảo Vạn Vĩ, hát suốt mấy chục năm rồi. Năm nay mẹ đã sắp 70, hai năm trước mẹ vẫn còn múa còn hát , nhưng hai năm trở lại đây, chân mẹ đau không còn nhảy được nữa. Những bài hát tự biên tự hát rất hay, có tính giáo dục rất tốt, ví dụ như giáo dục về đạo đức, kính trọng cha mẹ, ghi nhớ công ơn của cha mẹ, ai nghe cũng phải cảm động.

Vạn Vĩ là một trong ba đảo người Kinh Trung Quốc, có hơn 10 nghìn bà con người Kinh sống trên đảo này. Năm 1980, bài thơ "Tam Đảo người Kinh xưa và nay" do cha của Hải Chân sáng tác đã đoạt giải ba trong cuộc thi sáng tác thơ ca toàn quốc , và đã đi Bắc Kinh tham gia buổi tọa đàm với các nhà thơ Trung Quốc. Buổi tọa đàm này đã làm thay đổi cuộc sống gia đình Hải Chân, từ đó, trong nhà cô luôn vang tiếng đàn tiếng hát:

Sau khi trở về, cha nói là phải hưởng ứng lời kêu gọi của Trung Ương, cứu vãn nền văn hóa dân tộc, liền bàn với mẹ, bán con lợn ỉn trong chuồng đi, được 200 tệ, mua một máy ghi âm nhãn hiệu Sanyo Nhật, cha mẹ tôi cứ hát đối vào máy ghi âm, sau khi ghi âm xong lại mang máy đi khắp thôn, cha nói như vậy là "thu bài hát bằng bài hát", thế là cha mẹ tôi thu thập rất nhiều bài hát người Kinh. Nhà tôi lúc nào cũng như mở hội hát vậy, tôi nhớ hồi đó ở nhà làm bài tập, chỉ nghe hát hết bài này đến bài khác thôi.

Đàn Bầu là loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Kinh, do nhiều nguyên nhân, hiện nay số người chơi đàn ca hát trên Ba đảo Người Kinh ngày một ít đi. Là người làm công tác nghệ thuật, cha của Hải Chân cảm thấy rất lo lắng, cô nói:

Cha tôi rất lo đàn bầu Người Kinh trên đảo có nguy cơ bị thất truyền. Mẹ tôi biết gảy đôi chút, liền dạy cho tôi. Bố tôi không biết gảy. Trong những ngày bố bận rộn thu tập bài dân ca, thì trong nhà thường chỉ có chị ba và tôi. Hai chị em tôi được ảnh hưởng dân ca nhiều nhất, thế là hai chị em liền tập hát nhiều bài.

Năm 1982, Học viện Dân Tộc Trung ương đến Quảng Tây tuyển sinh viên, chỉ định phải có một danh sách sinh viên dân tộc Kinh, chị gái của Hải Chân do hát hay nên trúng tuyển, khi lựa chọn chuyên ngành, chị đã chọn môn gảy đàn Tranh cổ. 5 năm sau, Tô Hải Chân 14 tuổi đã thi đỗ Học viện Nghệ thuật Quảng Tây, chủ yếu tập gảy đàn Bầu. Hải Chân cười nói: các bạn đều nói hai chị em tôi thú vị thật, một người tập đàn tranh, loại đàn có nhiều dây nhất trên thế giới; một người tập đàn Bầu, loại đàn chỉ có một dây.

Tháng 5 năm 1990, với bản nhạc đàn Bầu du dương, Tô Hải Chân đã đoạt giải nhì trong cuộc thi âm nhạc thiếu nhi cả nước tổ chức tại Bắc Kinh. Tháng 7 cùng năm, Hải Chân được tuyển vào Đoàn Ca múa nhạc thành phố Khâm Châu Quảng Tây làm diễn viên chơi đàn Bầu. Tháng 9 năm 1994, Hải Chân lại đi tiến tu tại Trường đại học Dân tộc Trung ương, chủ yếu học về thanh nhạc.

Năm 1998, sau khi thành lập gia đình, Hải Chân đành phải rời khỏi Đoàn Ca múa Nhạc Khâm Châu, điều đi làm việc tại Văn phòng Cửa khẩu Đông Hưng. Tuy đã rời khỏi đoàn văn công, thế nhưng chị vẫn năng động trên sân khấu ca nhạc và gảy đàn Bầu, chị đã nhiều lần đoạt các giải thưởng tại các Cuộc liên hoan thi thanh nhạc và nhạc cụ, nhiều lần cùng Đoàn Ca múa nhạc Quảng Tây đi thăm và biểu diễn tại Thành phố Bắc Kinh, tỉnh Đài Loan, khu vực Áo môn và Nhật Bản v v ... mỗi khi lên sân khấu, chỉ cần trên mình vận bộ áo dài Việt Nam thướt tha, lại thêm giọng ca ngọt ngào, tiếng đàn bầu du dương, là Hải Chân liền chiếm được ngay những tràng vỗ tay nhiệt liệt của các khán giả.

Năm 2006, là người mẹ đã có con lên một tuổi, trong lòng Hải Chân lại nhen lên giấc mộng tiếp tục dấn thân lên con đường nghệ thuật. Sau khi rời khỏi sân khấu đã hai năm, Hải Chân quyết định sang Việt Nam du học, chị được giới thiệu đến học tập tại Đoàn ca múa nhạc Thanh Long Hà Nội, trở thành học sinh của nghệ sĩ Đàn Bầu nổi tiếng Thanh Tâm

Thầy Thanh Tâm rất nghiêm khắc. Thầy nói: Học sinh của thầy không được xem nốt nhạc, mà phải thuộc lòng từng nốt một. Giai điệu đàn Bầu Việt Nam khác với Quảng Tây Trung Quốc, chỉ gảy có vài lần thôi thì khó mà có thể thuộc lòng nốt nhạc được. Trời ơi, tôi phát hiện, biết gảy đàn và biết thuộc lòng nốt nhạc để gảy khác một trời một vực. Chỉ cần tập mấy lần là có thể biết gảy, thế nhưng muốn thuộc lòng nốt nhạc thì phải gảy những mấy chục lần mới biết, mới thuộc.

Sau hai năm học tập tại Việt Nam, không những khiến trình độ gảy đàn Bầu của Hải Chân có nhiều tiến bộ, đồng thời khiến chị càng hiểu biết và càng mến yêu đàn Bầu.

"Đàn Bầu là loại nhạc cụ hết sức có nhân tính, âm thanh đàn bầu như tiếng ngâm thơ, âm thanh đàn bầu dung hòa với cả dân ca dân tộc Kinh, có thể nói, dân ca đã mô phỏng âm điệu và giai điệu của đàn bầu. Cũng có thể nói, âm thanh của đàn Bầu như mô phỏng tiếng dân ca vậy. Âm thanh như tiếng ngâm nga từ miệng con người vậy. "

Sau khi lưu học từ Việt Nam trở về, Tô Hải Chân đã phát huy sở trường học được của mình, chị đã kết hợp một cách hữu cơ giữa kỹ thuật gảy đàn bầu với khái niệm dàn dựng âm nhạc xuất sắc của Trung Quốc, lần lượt sản xuất hai am bum CD nhạc đàn Bầu.

Bản nhạc "Biển xanh cát trắng" do Tô Hải Chân trình bày bằng đàn bầu.

Theo đà tuổi tác lên cao và từng trải phong phú, Tô Hải Chân cho rằng không những phải hát những bài hát dân ca dân tộc Kinh cho hay, mà còn phải gảy đàn Bầu cho tốt, thêm vào nữa, chị cảm thấy trách nhiệm và sứ mệnh trong lòng ngày một nhiều lên:

Trước đây tôi không có ý thức kế thừa nền văn hóa dân tộc Kinh, bởi vì còn ít tuổi, thế nhưng mười mấy năm trở lại đây, tôi thường xuyên đại diện cho đồng bào dân tộc Kinh đi biểu diễn tại khắp nơi, cảm thấy trách nhiệm kế thừa văn hóa nghệ thuật dân tộc ngày càng trở nên mạnh mẽ. Thứ trách nhiệm này tôi có lẽ là do cha mẹ di truyền lại cho tôi, cha mẹ tôi đều dốc sức cho việc này, hiện nay tôi cũng phải không ngừng cố gắng, không gián đoạn học tập.

Khi đi biểu diễn ở nơi khác, hễ thấy có cây đàn Bầu nào tốt cho dù đắt mấy, Hải Chân cũng mua một cách không hề do dự, chỉ những ngày học tập tại Hà Nội thôi mà chị đã mua luôn 4 cây đàn Bầu, chị nói, nguyện vọng lớn nhất hiện nay của chị là, ra sức nghiên cứu, dày công xây dựng tậm am bum nhạc đàn Bầu số 3 của chị, để góp phần đáng kể của mình cho việc kế thừa nền văn hóa nghệ thuật dân tộc Kinh.