Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Những Nhà Sư đi thỉnh kinh sớm nhất Trung Quốc
   2009-07-01 17:45:18    cri

Phật giáo truyền vào Trung Quốc qua hai tuyến đường: Một tuyến là từ đường bộ phía Tây, còn một tuyến là qua đường biển phía Nam hải. Nói chung thì, Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ thời kỳ Đông Hán Minh đế (trên ngôi từ năm 58 đến năm 75 ).

Theo đà Phật giáo ngày càng có sự ảnh hưởng sâu rộng, nhiều người cảm thấy không hài lòng trước những kiến thức quá nông cạn về Phật giáo do các tăng lữ Tây vực giảng dạy, họ mong có thể đi Ấn độ, nơi bắt nguồn của Phật giáo, để tìm hiểu rõ ràng những điều bí ẩn trong Phật pháp. Thế nhưng nẻo đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ quá xa xôi và gian nan. Để tìm hiểu cho được Phật pháp, một số người dũng cảm không sợ gian nguy đã dấn thân lên con đường đi sang Ấn độ. Họ chính là các nhà Sư đeo đuổi Phật pháp.

Nhà Sư Nghĩa Tịnh thời nhà Đường (635-713) viết hai cuốn "Đại Đường Tây vực cầu pháp cao tăng truyện" đã ghi chép truyện ký của 56 nhà Sư đeo đuổi Phật pháp, mà 56 nhà sư này chỉ là một số rất ít trong số rất đông nhà Sư đeo đuổi Phật pháp hồi đó.

Nói đến các nhà sư đeo đuổi Phật pháp, trước hết chúng ta nghĩ ngay đến Nhà Sư Huyền Trang Tam Tạng. Đây phải kể đến bộ tiểu thuyết "Tây du ký".

Số các nhà Sư viết du ký rất nhiều, nhưng những sách du ký ghi chép về họ còn tồn tại thì rất ít. Trước nhà Sư Huyền Trang còn có nhà Sư Pháp Hiển, sau đó là Nhà Sư Nghĩa Tịnh.

Hai nhà Sư Pháp Hiển và Huyền Trang đều trải qua muôn vàn gian khó mới đến được Thiên Túc tức Ấn Độ, sau khi cư trú ở đó nhiều năm rồi mới trở về nước. Hai vị đều xuất phát từ Tràng An, thời gian Sư Pháp Hiển xuất phát là năm 339 , còn thời gian xuất phát của Sư Huyền Trang là năm 629, thời gian xuất phát của hai vị cách nhau những 230 năm. Sư Pháp Hiển 64 tuổi, Sư Huyền Trang 27 tuổi.

Nhà Sư Huyền Trang lên đường vào năm thứ 3 Trinh Quan Đường Thái Tông, tức năm 629 công nguyên, đây là những năm đầu thời kỳ hưng thịnh của thời nhà Đường. Khi nhà Sư Hiển Pháp lên đường, cũng đúng vào lúc 16 nước Ngũ Hồ chia rẽ nhau. 16 năm sau Sư Huyền Trang về nước, vào lúc đã ngoài 40 tuổi, Nhà Sư Pháp Hiển sau 13 năm mới trở về, lúc đó Sư đã gần 80 tuổi.

Bởi vì sống vào thời kỳ loạn lạc, nhà Sư Pháp Hiển đã dấn thân lên nẻo đường quanh co khúc khuỷu. Sư còn có bốn người đi theo, về sau lại thêm bảy vị Sư khác nữa. Trên đường đi, trong số 11 vị Sư có người đành phải bỏ dở trở về, có người ở lại một nơi nào đó, có người bỏ xác tại nơi đất khách quê người, chỉ còn có mỗi nhà Sư Pháp Hiển là hoàn thành cả chuyến đi.

Cuốn du ký của Sư Pháp Hiển mang tên "Pháp Hiển truyện", thế nhưng thầy không phải là nhà Sư đầu tiên ra đi đeo đuổi Phật pháp. Cách thời đại ông 140 năm trước, đã có nhà Sư Chu Sĩ Hành người nước Ngụy và các nhà Sư như Pháp Tịnh, Pháp Lĩnh vào khoảng cùng thời kỳ với thầy cũng từng đi Tây Vực để đeo đuổi Phật pháp.

Nhà Sư Huyền Trang từ phía bắc đi về phía tây đến đất Ấn Độ. Thực ra, chuyến đi Thiên Túc tức Ấn Độ của Sư là xuất cảnh phi pháp. Sư từng nhiều lần yêu cầu được phê chuẩn, thế nhưng đều bị từ chối. Tuy khu vực trung nguyên đã thống nhất, thời cuộc ổn định, thế nhưng trị an tại vùng biên giới rất không yên tĩnh, vẫn chưa hoàn toàn thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xung quanh. Triều đình nhà Đường không cho phép công dân trong nước ra nước ngoài, có lẽ là do nguyên nhân này.

Nhà Sư Huyền Trang trẻ trung, tràn đầy lòng tin lên đường đi về phiá tây để thỉnh kinh cầu pháp, Sư không kịp đợi đến lúc được chính thức cho phép xuất cảnh, liền xuất phát rời đất Tràng An, đi Thiên Thiên Túc tức Ấn độ ở phía Tây. Năm 644 công nguyên, Sư Huyền Trang đến Vu Điền, 10 năm trôi qua, thời cuộc đã có sự thay đổi long trời lở đất, ví dụ như nước Cao Xương đã bị liệt vào bản đồ nhà Đường. Sư Huyền Trang đã gặt hái được nhiều thành quả trong thời gian du học tại Ấn Độ, mang theo rất nhiều kinh văn về nước, giới Phật giáo nhà Đường gửi gắm nhiều mong đợi cho sự trở về của Sư Huyền Trang. Nhà vua tất nhiên là hả hê mở mày mở mặt, không còn truy cứu hành vi xuất cảnh trái phép của Sư Huyền Trang nữa, song Sư Huyền Trang vẫn cứ bày tỏ xin lỗi trước hành động vi phạm luật nhà nước lúc bấy giờ.

Trong du ký dâng lên nhà vua, thầy Huyền Trang mở đầu từ động cơ vì sao lại xuất phát đi Tây vực, rồi Phật giáo truyền vào phương Đông, tuy có Phật điển rất xuất sắc, nhưng vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết, do vậy mà quyết tâm ra đi đến nơi bắt nguồn của Phật giáo để thỉnh kinh. Sư viết rằng: "Tháng 4 năm thứ 3 Chinh Quan, tôi mạo hiểm vi phạm pháp luật, một mình đi Ấn Độ. Đi qua sa mạc mênh mông, núi tuyết cao vời vợi. Đường đi hiểm trở, nước sông nước biển xôi sùng sục, xuất phát từ Tràng An, cho đến tận Tân thành Vương Xá. Đã trải qua hơn 5 vạn lý v v ..."

Trong bức thư trả lời Sư Huyền Trang, Vua Đường Thái Tông bày tỏ hết sức hoan nghênh, nhân dân thành Tràng An cũng ra nghênh đón Sư một cách hết nhiệt tình. Nhà Sư Huyền Trang đáp thuyền thuận theo dòng kênh tiến vào thành Tràng An, thế nhưng vì dòng người ra đón đông nghịt hai bên bờ kênh, Sư không thể lên bờ được, đành phải ở lại trong thuyền qua đêm. Mồng 7 tháng Giêng năm 645 công nguyên, nhà Sư Huyền Trang đã đặt chân lên mảnh đất thành Tràng An. Sư đã trưng bày những tập sách kinh thư và tượng Phật tại phía nam Chu Tước Môn.

Vua Đường Thái Tông không những không trách móc nhà Sư Huyền Trang xuất cảnh trái phép, mà còn ban thưởng cho nhà Sư đã bất chấp tính mạng mạo hiểm đi thỉnh cầu Phập pháp cũng như tuyên dương thành tựu của nhà Sư. Vua Đường Thái Tông đã tán thưởng nghị lực và can đảm của nhà Sư Huyền Trang khắc phục muôn vàn gian khó trong quá trình trên đường thỉnh kinh, Vua mong Sư hoàn tục tòng chính để giúp đỡ công việc cho mình. Nhà Sư Huyền Trang đã một mực từ chối.