Hoàng Thái hậu Từ An, thường gọi là Đông Thái hậu, gọi tắt là Từ An. Họ của bà Từ An là Niu-cô-lộc thị, sinh năm 1837, bà vào Cung ngày 25 tháng 5 năm 1852, được phong làm Quý phi, ngày 8 tháng 6 cùng năm, được phong làm Hoàng hậu. Sau khi được tôn làm Hoàng hậu vào năm 1861, điều khiến mọi người lấy làm đáng tiếc là bà không sinh nở một mụn con nào.
Bà Từ An xuất thân trong một gia đình hoạn quan, ngay từ nhỏ đã được sự giáo dục rất tốt. Đặc biệt là trong quãng thời gian mười năm làm Hoàng hậu, triều đình nhà Thanh phải đối mặt với thù trong giặc ngoài chưa từng có, khiến bà trở nên chín chắn trong gian khó, dày dạn trong gian khó. Trong Hoàng cung nhan nhản cung tần mỹ nữ, sống bên vua Hàm Phong đa tình ham sắc, bà vẫn được vua Hàm Long sủng ái trong suốt mười năm, ngoài dựa vào nhan sắc xinh đẹp và nhân đức cao cả của mình ra, một nhân tố rất quan trọng hơn là bà còn có hàng loạt bí quyết rất thành công trong việc sử lý mối quan hệ giữa bà với các cung tần mỹ nữ, cũng như giữa bà với vua Hàm Long.
Về quyết định các công việc lớn của triều đình thì bà Từ An có ưu thế về đức độ, còn bà Từ Hy có ưu thế về tài năng. Bà Từ An không có hứng thú đối với quyền lợi, cho nên đều nhường cho bà Tư Hy sử lý công việc triều đình hằng ngày. Còn bà Từ Hy thì còn e về địa vị của mình trong triều đình, cho nên thường không dám thất lễ, hễ gặp những việc lớn của triều đình, là bà ta không dám tự đưa ra chủ trương, vẫn phải chưng cầu ý kiến của bà Từ An. Qua đó có thể thấy, Từ An thái hậu có khá nhiều biện pháp về mặt kiểm soát tình hình, nắm giữ quyền lực.
Năm 1861, vua Hàm Phong qua đời. Trước khi lìa đời, ông bổ nhiệm cho tám vị đại thần trợ giúp vua Đồng Trị còn nhỏ tuổi xử lý công việc triều đình, gọi là Cố mệnh đại thần. Sau khi khởi thảo chỉ lệnh, cố mệnh đại thần đến mời hai vị thái hậu đóng dấu mới có hiệu lực.
Ý của vua Hàm Long vốn là mong quyền lực của tám vị đại thần và Thái hậu của hai cung chế ước lẫn nhau, thế nhưng kế hoạch của ông đã bị thất bại. Năm 1861, hai Hoàng Thái hậu cùng với cung thân vương Dịch Hân phát động cuộc đảo chính, bắt giam tám đại thần, đoạt được quyền triều đình, trong lịch sử Trung Quốc gọi là "Đảo chính Tân Dậu".
Đảo chính Tân Dậu là cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình, cuộc đảo chính này đều do bà Từ Hy Thái hậu đứng ra tổ chức, sắp xếp và lãnh đạo, Dịch Hân là lực lượng cốt cán, thế nhưng cũng tuyệt đối không thể bỏ sơ vai trò của bà Từ An trong cuộc chính biến này.
Là vị hoàng hậu chính thức danh cao đức trọng của triều đình, lại là mẫu hậu hoàng thái hậu, bà Từ An đóng vai trò rất quan trọng, là người then chốt quyế́t định sự thắng bại của cuộc binh biến này. Về điểm này, bà Từ Hy Thái hậu là người lanh lợi lại có tâm địa rõ hơn ai cả. Bà càng rõ rằng, mình được lên làm Thái hậu là dựa vào quan niệm "mẹ phú quý là nhờ con", chứ còn danh vọng, tư cách cũng như sức ảnh hưởng của mình kém xa so với bà Từ An. Nếu như không tranh thủ được bà Từ An, thì mục đích tranh đoạt quyền lực cũng như buông rèm nhiếp chính không thể thực hiện được. Nhờ mồm mép khéo nói của mình, cuối cùng thì bà Từ Hy đã lôi kéo được bà Từ An sang phía mình. Ngược lại, nếu như bà Từ An giữ thái độ dứt khoát kiên quyết ủng hộ việc thực hiện di chúc của vua Hàm Phong, kiên quyết ủng hộ và đứng về bên 8 đại thần một cách không hề dao động bảo lưu gì cả, thì sẽ không xảy ra cuộc "Đảo chính Tân Dậu" , giai đoạn lịch sử này của triều đình nhà Thanh phải viết lại.
Bà Từ An "trội về đức ", bà Từ Hy "trội về tài". Một số công việc ngày thường do bà Từ Hy xử lý, song mỗi khi gặp phải những công chuyện lớn của triều đình, vẫn cứ phải qua bà Từ An định đoạt cuối cùng. Tài năng xử lý công việc triều đình của bà Từ An Thái Hậu chủ yếu biểu hiện ở chỗ:
Một là, trọng dụng các quan thần tài giỏi. Bà Từ An phối hợp chặt chẽ với bà Từ Hy, phát huy sở trường của mình, phấn chấn tinh thần xử lý việc nước, trọng dụng hàng loạt nhân tài trong triều đình, bên ngoài sử dụng hàng loạt các tướng lĩnh dân tộc Hán xuất sắc, ví dụ như Tăng Quốc Phồn, Tả Sùng Đường, Lý Hồng Chương v v ... khiến trong thời kỳ đời vua Đồng Trị xuất hiện "trung hưng chi tượng".
Hai là, giết chết An Đức Hải, triều đình lấy làm hài hòng. Chế độ triều đình nhà Thanh quy định "Thái giám không được phép bước ra khỏi cổng thành, ai vi phạm sẽ bị giết không tha." An Đức Hải là thái giám tâm đắc của bà Từ Hy, y lợi dụng lòng tin và sủng ái của bà Từ Hy, tác oai tác quái, làm bậy làm càn. Các đại thần trong triều đình, ngay cả vua Đồng Trị cũng căm ghé y đến tận tủy xương. Năm 1869, An Đức Hải yêu cầu bà Từ Hy cử y đi Giang Nam để mua sắm long bào, và được phép lên đường. Thế nhưng y không hề giữ ý tứ gì cả, dọc đường vênh váo, liền bị Tuần phủ Sơn Đông Đinh Bảo Chinh bắt được và trình lên triều đình. Bà Từ Hy có ý bênh y, bà Từ An liền "ra lệnh giết y". Rút cục, An Đức Hải bị xử tử ngay tại chỗ.
Ba là, lập A-lu-tơ-si làm hoàng hậu. Năm 1872, vua Đồng trị đã 17 tuổi, đến tuổi lập hoàng hậu thành hôn. Bà Từ An ưng ý một cô gái. Vua Đồng Trị vâng lời bà Từ An, đồng ý lập nàng A-lu-tơ-si làm hoàng hậu. Qua đó có thể thấy, địa vị và sức ảnh hưởng cao của bà Từ An trong Hoàng cung và trong lòng vua Đồng Trị như thế nào rồi.
Có thể thấy, Hoàng thái hậu Từ An không những có đức mà còn có tài, không chấp việc vặt, quyết không hồ đồ đối với việc hệ trọng. Sự tồn tại của bà Từ An đóng vai trò dăn đe khá mạnh đối với bà Từ Hy. Điều không may là, năm 1881, bà Từ An qua đời, hưởng thọ 45 tuổi. Cái chết của bà Từ An, trước đó không hề có triệu chứng rõ rệt gì cả, ngày 9 tháng 3, bà cảm thấy trong mình khó chịu, ngày hôm sau liền qua đời. Vụ việc xảy ra nhanh như vậy, khiến mọi người không khỏi phải suy đoán và nghi ngờ.
|