Năm 1955, trong lễ phong quân hàm cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, trong đó có hai vị Khai quốc tướng quân đến từ "Chùa Thiếu lâm", đó là: Thượng tướng Hứa Thế Hữu và Trung tướng Tiền Quân. Điều thú vị là, hai vị Tướng quân này còn từng cùng làm việc tại một Quân khu lớn, Tướng quân Hứa Thế Hữu từng làm tư lệnh quân khu Nam Kinh, Tướng quân Tiền Quân từng nhậm chức Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh.
Điều càng thú vị hơn là, Tướng quân Tiền Quân đến chùa Thiếu Lâm muộn hơn tướng quân Từ Thế Hữu ba năm. Hai người cùng cùng tập võ trong chùa 5 năm và xuất chùa cùng một năm. Lúc đó trong chùa tập trung rất đông hoà thượng, hai người không quen biết nhau. Cho mãi đến khi tham gia cuộc trường chinh ở Diên an, kể lại chuyện xưa, mới biết thì ra hai người từng là "huynh đệ" trong chùa Thiếu Lâm.
Trong tự truyện viết vào tháng 8 năm 1945, tướng quân Hứa Thế Hữu viết: "Bắt đầu từ năm 9 tuổi, tôi bắt đầu tập võ chùa Thiếu Lâm chủ yếu là vì nhà nghèo không có cơm ăn, phải tìm nơi để có cơm lót dạ". "Trong thời gian đó, tôi học và nắm được 18 bộ võ, biết leo mái nhà đi trênvách, tôi đã khổ công tập luyận. Tôi cảm thấy mình rất tuyệt vời, có thể xưng hùng làm hảo hán rồi, sau này có thể chống lại những vụ việc bất công trên đời rồi."
Năm 1905, Tướng quân Từ Thế Hữu sinh ra tại huyện Tân tỉnh Hà Nam, cha mẹ không nuôi nổi bảy anh em trong gia đình, cho nên trên đường chạy loạn đã gửi Thế Hữu vào chùa Thiếu Lâm để làm người giúp việc, Pháp hiệu là "Vĩnh Tường", hằng ngày tập võ nghệ.
Trong quãng ngày sống trong chùa Thiếu Lâm, Vĩnh Tường dày công tập luyện, sức cánh tay mạnh hơn người, ông sành về 18 bộ võ nghệ. Trong chùa có bức tường cao hơn ba mét, ông chỉ cần mấy bước là có leo lên đó; ông vượt tường, đi trên vách, bay trên mái, bước chân nhẹ đến nỗi không hề vỡ một miếng ngói nào; khi từ trên cao nhảy xuống có thể lộn ba vòng trên không mới chân chạm đất; nếu như đầy vận khí có thể dùng bàn tay nhằm vào viên gạch dày mười phân với cự ly khoảng ba phân là gạch có thể bị rạn nứt và gẫy làm đôi.
Thời giờ thấm thoát thoi đưa, cứ như vậy, mấy năm trôi qua. Bộ đội của Đảng công sản cứu dân cứu nước đã đến quê hương ông, Đảng lãnh đạo nhân dân địa phương đứng lên đấu tranh với địa chủ và chia đất cho dân. Nghe tin này, Thế Hữu liền đứng ngôi không yên, ông ứa nước mặt từ biệt các sự phụ và sư khuynh trong chùa, rồi lên đường trở về quê hương.
Trước khi xuất chùa Thiếu Lâm, sư phụ hỏi Thế Hữu rằng: "Bắt đầu từ hôm nay, con quả thật là sẽ hoàn tục hay sao?" Thế Hữu trả lời rằng: "Chùa Thiếu Lâm đã ban cho con sinh mệnh, suốt đời con sẽ ghi nhớ trong lòng. Sau này, tuy con không làm đệ tử cửa chùa nữa, nhưng cũng phải làm bạn hữu của Thích gia."
Hứa Thế Hữu tinh thông các thuật côn, giáo, quyền và vật. Ông dạy thuật giáo động tác rất nhanh, linh hoạt và nhiều thay đổi, hoàn toàn đột phá tốc độ động tác tiến lùi và thuật phòng thủ về đấu dao trong quân đội Quốc dân Đảng, cho nên đơn vị ông thường thắng trong những trận đánh giáp lá cà. Có một trận đánh bị hết đạn, một số ít binh lính do ông dẫn dắt đã xông thẳng vào đám địch, hai bên đấu dao với nhau những 4 tiếng đồng hồ, cuối cùng đã đẩy lui quân địch ra khỏi trận địa.
Tướng quân Hứa thế Hữu từng 7 lần tham gia đội quân cảm tử, 5 lần làm đội trưởng đội cảm tử. Ông từng 7 lần bị thương, mỗi lần ông đều cắn răng dùng ngón tay moi đầu đạn từ trong vết thương ra ngoài rồi đắp ruột bí ngô lên vết thương là xong, vì hồi đó trong quân đội thuốc thang khan hiếm.
Tướng quân Tiền Quân sinh ra trong một gia đình bần nông ở huyện Quang Sơn tỉnh Hà Nam. Năm 6 tuổi, Tiền Quân bị đưa đi làm trẻ chăn trâu cho một gia đình địa chủ ở quê, về sau lại đi theo một thợ sơn để học nghề. Tay thợ sơn tính tình nóng nảy, khi làm việc hễ không vừa ý là lại bị ông ta đấm đá nhừ tử. Năm 11 tuổi, Tiền Quân một mình bỏ chạy đến chùa Thiếu Lâm xuất giá đi tu.
Trong 5 năm sống trong chùa Thiếu Lâm, Tiền Quân đã rất điêu luyện võ nghệ, và nổi tiếng là "bàn tay sắt". "Chu sa trưởng" của ông một khi phát công, như chiếc búa rìu bằng thép sắc bén. Miếng đá lớn, chỉ cần bàn tay ông bổ xuống, liền bị nứt ra ngay.
Năm 1927, đồng chí Đổng Tất Vũ làm người giới thiệu Tiền Quân gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Sau khi cuộc Đại cách mạng bị thất bại, ông tham gia quân cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong những trận đánh tại vùng núi thuộc các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy, hay trên núi tuyết đồng cỏ, trong những tháng ngày khói lửa liên miên, chính toàn thân võ nghệ phi thường, thân đồng vai sắt của ông khiến ông như hổ chắp cánh trong các trận đánh. Cho dù gặp phải khó khăn người bình khó mà khắc phục nổi, ông cũng cpó thể biến nguy hiểm thành bình an, và giành được thắng lợi, trong quân đội ông được mệnh danh là "tướng quân thường thắng".
Tuy khắp mình đầy võ nghệ tập được từ trong chùa Thiếu Lâm, thế nhưng bất kể là ở trong quân đội hay là ở bên ngoài, tướng quân Tiền Quân cũng rất ít bộc lộ ra ngoài. Ngoài một số ít tướng lĩnh cao cấp ra, rất ít người biết tướng quân là người giỏi võ nghệ. Làm như vậy là sợ nếu lộ ra ngoài, sẽ gây nên sự chú ý và hiếu của mọi người, lo mọi người yêu cầu đấu võ với mình sẽ gây thương tích cho người khác.
Trong những năm cuối đời, tướng quân Tiền Quân thích tập vẽ, được mọi người gọi là "tướng quân họa sĩ". Tướng quân Hứa Thế Hữu và tướng quân Tiền Quân đều xuất thân từ chùa Thiếu Lâm, tính tình tương đối giống nhau, cho nên tình cảm của hai người rất gắn bó. |