Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thần tài trị thế
   2009-06-03 18:33:18    cri
Tào Tháo là người ở tỉnh An Huy. Làm chức quan Thừa tướng, tự phong làm Ngụy Vương, sau khi con trai ông lên làm vua, liền truy phong ông làm Ngụỵ Vũ Đế. Ngay từ nhỏ Tào Tháo đã rất thông minh dũng cảm, trên lịch sử có sự đánh giá hay dở khác nhau đối với ông, có người cho ông là anh hùng, có người cho ông là gian hùng.

Năm Tào Tháo 20 tuổi, làm quan quản lý trị an ở phía bắc. Lúc bấy giờ Lạc Dương là Đô Thành, Hoàng thân quý tộc đều tập trung cư trú ở đó, rất khó quản lý. Sau khi Tào Tháo lên nhậm chức, liền lệnh cho những người thợ làm rất nhiều thanh gậy nhiều ngũ sắc , rồi cho treo ở hai bên Nha môn, tức cửa Công. Ông ra lệnh, ai vi phạm pháp lệnh sẽ bị phạt đánh bằng gậy ngũ sắc này.

Vào một buổi tối, Tào Thái đích thân đưa quân đi tuần tra. Khi họ đang đi trên đường phố, bỗng thấy có một người đàn ông đứng tuổi đầu đội mũ quan, dẫn hai lâu la trong nhà, xông vào một nhà dân. Tào Tháo liền ra lệnh bắt ngay gã đàn ông kia. Thế nhưng, các quan tuần tra lại không dám ra tay. Thì ra, lão đàn ông đứng tuổi kia chính là chú của một quan thần được nhà vua coi trọng, là tên ác bá khét tiếng của vùng này, không một ai dám phải tội lão ta. Tào Tháo mặc tất, nghiêm khắc ra lệnh cho bộ hạ bắt lão ta đến Nha môn.

Sáng sớm hôm sau, Tào Tháo đến đại đường xét xử vụ án này. Trước mặt dân chúng đứng xem chật ních bên ngoài, Tào Tháo ra lệnh cho bộ hạ cầm gậy ngũ sắc lên quật cho tên ác bá kia một trận, đến nỗi lão ta không thể chịu được, dường như sắp chết đến nơi.

Tin này truyền như bay ra khắp Kinh Thành. Từ đó, trong Kinh Thành không còn một ai dám vi phạm lệnh cấm nữa.

Có một bận, Tào Tháo dẫn quân ra trận. Trên đường hành quân, họ đi qua một thửa ruộng lúa mì. Lúa mì đều đã chín vàng, bà con nông thôn không dám ra đồng gặt hái vì sợ các binh sĩ.

Thế là, Tào Tháo ra lệnh cho mọi người: "Tất cả các tướng sĩ đều không được giẫm lên lúa mì, nếu ai vi phạm, đều sẽ bị chặt đầu thị chúng !" Sau khi lệnh được truyền đi, mọi người ai nấy đều rất thận trọng khi đi qua ruộng lúa mì, chỉ sợ giẫm phải lúa mì mà thôi.

Lúc này, bỗng có một cánh chim từ trong ruộng lúa bay ra ngoài, nó cứ bay quanh chú chiến mã của Tào Tháo. Chiến mã ta hoảng sợ, liền phi đại vào trong đám ruộng, giẫm nát cả những cây lúa mỳ.

Tào Tháo liền ra lệnh cho đội quân dừng chân lại. Ông gọi vị quan phụ trách pháp luật ra, lệnh cho ông ấy trị tội mình. Vị quan này cảm thấy do dự: "Thừa tướng là lãnh quân, làm sao mà bị trừng phạt, hơn nữa, chiến mã hoảng sợ mới giẫm lên lúa, chứ đâu phải trách nhiệm của Thừa tướng ạ?"

Tào Tháo nghiêm túc nói: "Không, đây là mệnh lệnh do tôi ban bố, tôi làm sao mà không tuân theo được?"

"Thưa Thừa tướng, ngài còn đang có nhiệm vụ trên mình ạ." Một vị Đại thần khuyên giải.

Tào Tháo nghĩ một hồi rất lâu, rồi nói: "Tuy tôi là chủ soái, thế nhưng vi phạm quân lệnh, đáng lý ra cũng phải chịu trừng phạt. Hay là lấy mớ tóc của tôi để thay tội vậy." Nói đoạn liền rút gươm ra, cắt một dúm tóc của mình rồi vứt xuống dưới đất.

Lúc bấy giờ, mọi người quan niệm rằng "thân thể tóc da, đều cha mẹ ban", không được làm tổn hại một cách tùy ý đước, bằng không sẽ bị coi là người con bất hiếu. Tào Tháo cắt tóc mình, cũng không khác nào là tự sát rồi.

Vào cuối thời Đông Hán, quân phiệt các nước đánh nhau liên miên để chiếm đoạt đất đai mở rộng địa bàn của mình. Có một bận, Tào Tháo dẫn quân đi đánh một trận sinh tử với Viêm Thiệu, thế lực quân phiệt lớn mạnh nhất hồi bấy giờ tại Quan Độ.

Do lực lượng của hai bên chênh lệch quá xa, quân của Tào Tháo ở thế yếu, do vậy mà Tào Tháo hết sức lo âu. Vào một buổi tối, ông đang chuẩn bị đi ngủ, lại nghe thấy tướng sĩ báo tin rằng, mưu sĩ của kẻ địch là Hứa Du đến cầu kiến. Tào Tháo thoạt nghe, liền hết sức vui mừng, ngay cả giày cũng không kịp đi, cứ chân đất mà chạy ra ngoài doanh trại để nghênh đón Hứa Du. Ông liền nắm lấy hai tay của Hứa Du, nói : "Ha ha, Hứa Du, ông từ xa đến, lần này thể nào tôi cũng thành công đây." Hứa Du vốn là mưu sĩ của Viêm Thiệu, tại sao lại chạy đến doanh trại Tào Tháo nhỉ?

Thì ra, Tào Tháo từng sai sứ giả đem một bức thư cho quân hậu cần, giục chở thêm một số lương thực đến. Không ngờ sứ giả đi đến nửa đường, bị bộ hạ của Viêm Thiệu bắt được, rồi cho áp giải đến chỗ Hứa Du.

Hứa Du khám ra bức thư giục lương thực này từ trên mình sứ giả, liền ra chủ ý cho Viêm Thiệu rằng: "Nếu như chúng ta chia quân ra thành hai ngả, một đường tập kích bất thình lình Hứa Đô, một đường tấn công nơi đóng quân của Tào Tháo tại Quan Độ, thì thể nào cũng bắt được Tào Tháo."

Thế nhưng, Viêm Thiệu vốn có tính đa nghi lại cho rằng, bức thư này là mưu kế của Tào Tháo, không chấp nhận sáng kiến của Hứa Du. Vừa vặn lúc đó, từ hậu phương có một bức thư gửi đến, tố cáo người nhà của Hứa Du tham ô đút lót. Viêm Thiệu vừa đọc thư vừa nổi giận lôi đình, ra lệnh cho đuổi Hứa Du ra khỏi doanh trại.

Hứa Du đưa ra một kế hay cho Viêm Thiệu, ngược lại lại bị mắng một trận như vậy, cho nên hết sức bực mình. Nghĩ đến mình từng một thời có sự qua lại với Tào Tháo, cho nên ông liền chạy sang bên Tào Tháo, đây chính là cảnh đầu tiên xuất hiện của câu chuyện này.

Dưới sự giúp đỡ của Hứa Du, quân Tào Tháo bằng trận đòn bất ngờ, chiến thắng quân Viêm Thiệu, cuối cùng đã giành thắng lợi trong trận chiến Quan Độ. Đó chính là Quan độ chi chiến trong lịch sử.