Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Mối tình sắt son giữa bà Tống Khánh Linh với ông Tôn Trung Sơn
   2009-05-27 18:12:18    cri
Sau khi lưu học tốt nghiệp tại Mỹ, ngày 29 tháng 8 năm 1913, bà Tống Khánh Linh đến Yokohama Nhật Bản, ngày hôm sau cha và chị gái cùng bà đi thăm ông Tôn Trung Sơn, đây là lần đầu tiên bà đến gặp nhà Cách mạng mà bà hằng kính ngưỡng kể từ sau ngày lớn lên thành người. 19 năm trước, Khánh Linh "đã gặp" ông Tôn Trung Sơn khi còn ở trong vòng tay ẵm bế của mẹ, do vậy mà đã hoàn toàn không còn nhớ hình dáng của ông trung Sơn. Lần này gặp lại ông, Khánh Linh cảm thấy rất đỗi vui mừng. Và cùng cha và chị gái giúp đỡ ông Tôn Trung Sơn xử lý những bức thư tiếng Anh. Tháng 9 năm 1914, chị cả Ái Linh trở về Thượng Hải và làm lễ cưới với ông Khổng Tường Hy, Khánh Linh bèn ở lại thay chị cả giúp đỡ ông Trung Sơn và làm thư ký riêng cho ông.

Ông Tôn Trung Sơn là nhà Cách mạng, và cũng là người đàn ông đa tình, khoảng cách về tuổi tác cũng không thể ngăn cản được tình yêu của hai người phát triển nhanh chóng, mặc dù lúc đó ông Tôn Trung Sơn đã có vợ và ba người con. Ông Edgar Parks Snow phóng viên Mỹ nổi tiếng bởi là tác giả của cuốn "Red Star Over China" trong thập niên 30 thế kỷ 20 đã hỏi bà Tống Khánh Linh rằng vì sao lại yêu ông Tôn Trung Sơn. Bà đã trả lời rằng: "Hồi đó, tôi không phải đã phải lòng yêu ông ấy, mà là xuất phát từ lòng kính ngưỡng ông. Tôi đã trốn đến đây để trợ giúp công tác ông, đó chẳng qua là xuất phát từ tấm lòng lãng mạn của người thiếu nữ—thế nhưng đó là ý nghĩ tốt." Hồi đó bà Khánh Linh đã viết liền mấy bức thư cho người em gái là Mỹ Linh vẫn đang lưu học tại Mỹ, trong thư bà đã tâm sự niềm vui của mình trong quá trình làm việc với ông Tôn Trung Sơn và những kỳ vọng của mình.

Tháng 6 năm 1915, Khánh Linh còn trở về Thượng Hải trưng cầu sự đồng ý của cha mẹ cho việc đính hôn với ông Tôn Trung Sơn, cả gia tộc họ Tống thật như bị sét đánh ngang tai. Hai vợ chồng ông Tống Gia Thú lại càng hết sức kinh hoàng và tức giận, liền lớn tiếng mắng ông Tôn Trung Sơn, bà mẹ thì nước mắt lã chã khuyên nhủ Khánh Linh rằng: Ông Trung Sơn đã có vợ, con trai của ông Trung Sơn là Tôn Khoa còn lớn tuổi hơn cả Khánh Linh, khoảng cách tuổi tác của hai người quá xa. Thế nhưng Khánh Linh không hề dao động, vì vậy mà cha liền quyết định khóa trái Khánh Linh ở nhà không cho bước ra khỏi cửa.

Bạn bè của Ông Tôn Trung Sơn cũng có thái độ khác nhau về chuyện của hai người. Ông Tôn Trung Sơn trả lời rằng: "Không, nếu được cưới cô ấy, thì dù ngày mai có chết đi cũng không hề ân hận gì cả." Tháng 6 năm 1915, ông Tôn Trung Sơn đi Áo Môn đón người vợ kết tóc của mình đi Nhật Bản làm thủ tục ly hôn. Vào một buổi tối tháng 10, dưới sự giúp đỡ của ô-xin, Khánh Linh đã trèo qua cửa sổ chạy thoát, và trốn sang Nhật. Trưa ngày 24 tháng 10, ông Tôn Trung Sơn ra sân ga Tokyo đón Khánh Linh, sáng hôm sau, hai người liền làm thủ tục kết hôn tại nhà một luật sư người Nhật, lúc đó ông Tôn Trung Sơn 49 tuổi, Khánh Linh mới 22 tuổi, chỉ có mấy người Trung Quốc tại Nhật đến chúc mừng hai người.

Sau khi Khánh Linh trốn thoát khỏi nhà, ông Tống Gia Thụ liền cùng vợ đáp tàu thủy đuổi đến tận Nhật Bản để ngăn cản chuyện của hai người, thế nhưng gạo đã nấu thành cơm. Bà Khánh Linh kể lại với nhà báo Snow rằng: "Cha tôi đến Nhật Bản, liền mắng ông Tôn Trung Sơn một trận, cha muốn xóa bỏ cuộc hôn nhân này với lý do tôi là người vị thành niên, lại chưa được sự đồng ý của cha mẹ, thế rồi cha tôi liền cắt đứt tình bạn với ông Tôn Trung Sơn, và cắt đứt luôn cả quan hệ với tôi nữa."

Vào những năm cuối đời, khi nhắc lại việc chống lại sự ngăn cản của cha mẹ để đi kết hôn với ông Tôn Trung Sơn, bà Khánh Linh nói: "Tôi rất yêu cha, lại rất yêu ông Tôn Văn, nay nghĩ lại cảm thấy rất áy náy, trong lòng hết sức trĩu nặng." Sau khi hai vợ chồng ông Tống Gia Thụ ngăn cản việc kết hôn của con gái bị thất bại, nhưng vẫn tặng một bộ gia cụ cổ và gấm vóc để Khánh Linh làm của hồi môn.

Xét từ con mắt phàm tục mà nói, chuyện hôn nhân của ông Tôn Trung Sơn và bà Tống Khánh Linh có lẽ đã ngược với đạo nghĩa truyền thống, rốt cuộc thì mọi người trong gia tộc họ Tống và những người bạn cách mạng của ông Tôn Trung Sơn đã cảm thông với tình yêu của hai người. Tình hình và lợi ích chính trị cũng như hết thảy đã trở thành hiện thực, và đều khiến những người có ý kiến bất đồng buộc phải chấp nhận cuộc hôn nhân vạch thời đại này. Nhà văn Mỹ Ruby từng viết truyện ký cho ba chị em họ Tống cũng cho rằng: "Tuy ông Tống Gia Thụ cảm thấy khó xử vì phải làm bố vợ của người bạn thân và người bạn cách mạng của mình, nhưng rồi ông vẫn là người bạn tri kỷ của ông Tôn Trung Sơn, vẫn tiếp tục cộng sự với ông Trung Sơn về các công việc chính trị. "

Ông Tống Gia Thụ qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 1918 bởi mắc bệnh ung thư, hưởng thọ 52 tuổi; 13 năm sau, phu nhân của ông là bà Nghê Quế Chân cũng qua đời do mắc bệnh ung thư.

Ông Tống Gia Thụ đã xây dựng nên gia tộc Họ Tống, cuộc hôn nhân của ông Tôn Trung Sơn và bà Tống Khánh Linh đã làm sáng thêm ánh hào quang chính trị cho gia tộc này. Tác giả chuyên mục của tạp chí Mỹ John Gunther từng nói: Bà Tống Khánh Linh "là nhân vật quan trọng nhất trong gia tộc họ Tống không chút nghi ngờ, bởi vì mọi quyền lực của gia tộc họ Tống được phát triển và mở rộng đều là do sự ảnh hưởng của bà, nếu như bà không kết hôn với người Cha Cách mạng Tôn Trung Sơn, thì những chị em gái và các em trai của bà không thể có được như ngày nay."