Vua Đới Thuần hiệu Đồng Trị, đời vua trước vua Quang Tự mới 19 đã qua đời, mà không hề để lại một mụn còn nào cả.
Phần lớn các Hoàng tử và các nhà vua thời nhà Thanh trước khi tổ chức lễ thành hôn chính thức đều từng trải qua sinh hoạt tình dục, nhiều vị trước khi tổ chức lễ cưới đã có con cái với những người đàn bà khác.
Vua Đồng Trị tổ chức lễ cưới linh đình vào tháng 9 năm 11 Đồng Trị, tức vào tháng 10 năm 1872 dương lịch, và mất vào tháng 12 năm thứ 13 Đồng Trị, tức tháng 1 năm 1875 dương lịch. Chỉ tính từ ngày thành hôn, ông đã chung sống với rất nhiều hậu phi cung nữ trong thời gian hai năm ba tháng, thế nhưng lại không để lại một giọt máu mủ nào, hiện tượng này quả là khó hiểu.
Vua Quang Tự qua đời vào năm 38 tuổi, cũng không hề để lại một mụn con nào cả.
Vua Quang Tự lấy một Hoàng hậu, hai phi tử có thân phận hẳn hoi, xung quanh còn có cả hàng đàn cung nữ ở độ tuổi vàng son.
Ông tổ chức lễ thành hôn vào tháng 10 năm 14 Quang Tự tức tháng 11 năm 1888, cho đến tháng 8 năm 24 bị giam tại Doanh Đàitrong khoảng thời gian gần 10 năm, tuy khó có thể làm nên sự nghiệp về chính trị, trên cơ bản ông là vị hoàng đế bù nhìn, thế nhưng lại có tự do thoải mái về mặt tình dục, đặc biệt là mối tình của ông với nàng Chân Phi được ông sủng ái. Cuộc sống hôn nhân của ông có thể nói là rất mỹ mãn.
Trong những ngày vua Quang Tự bị giam lỏng tại Doanh Đài, Hoàng hậu Yehelana, tức Từ Hy Thái Hậu luôn ở bên ông.
Theo tài liệu lịch sử, người kế vị vua Quang Tự là vua Tuyên Thống Phổ Nghi, vua Quang Tự sống đến 61 tuổi, và cũng là một nhà vua không một mụn con nào.
Thai nghén tai họa của việc kết hôn giữa Hoàng tộc và giữa Mãn Mông
Xét từ góc độ y học hiện đại, ba đời vua cuối thời Mãn Thanh đều không sinh con đẻ cái, hiện tượng này liên quan đến tập tục hôn nhân của Hoàng tộc Mãn Châu.
Theo tập tục hôn nhân của Hoàng tộc Mãn Châu, sau khi chồng qua đời, cho phép người vợ chuyển gả cho em trai chồng, thậm chí có thể gả cho con trai hoặc cháu trai mình.
Nô-ha-xích, người đứng đầu của tộc Nữ Chân Kiến Châu, để thống nhất các bộ tộc Nữ Chân, ông đã lấy con gái của chủ tộc Khơ-ơ-bê-lơ Mông cổ làm Tắc Phi, đã mở đầu cho các cuộc thông hôn giữa các bộ lạc Mông cổ.
Sau khi quân Mãn Thanh tiến vào Sơn hải quan gần Bắc Kinh, chịu sự ảnh hưởng của quan niệm luân lý vùng Trung nguyên, đã hạn chế dần thông hôn giữa họ hàng gần và loạn luân giữa Hoàng Thất với nhau. Thế nhưng quy định thì quy định thế thôi, trên thực tế, hiện tượng thông hôn giữa họ hàng và loạn luân lúc bấy giờ vẫn tồn tại.
Vua Thuận Trị lấy chị gái của Tư vệ hạng nhất Đồng Quốc Duy tên là Đồng Giai làm vợ, hoàng hậu Đồng Giai sinh người con trai thứ ba tức vua Khang Hy, về sau vua Khang Hy lại lấy con gái của cậu Đồng Quốc Duy làm vợ, đó là hoàng hậu Hiếu Ý Nhân; em gái của Hoàng hậu Hiếu Ý Nhân cũng gả cho vua Khang Hy, có nghĩa là, vua Khang Hy đã lấy hai người em họ cùng cha làm vợ. Đối với vua Khang Hy mà nói, ông Đồng Quốc Duy vừa là cậu ruột, vừa là bố vợ của mình.
Hiện tượng này rất phổ biến. Khả năng sinh đẻ của mấy đời vua cuối thời nhà Thanh ngày một suy giảm. Qua nghiên cứu các đời vua nhà Thanh, nói chung càng về sau thì khả năng sinh con của họ lại càng giảm, tỷ lệ con cái nhà vua bị chết yểu ngày càng cao.
Theo thống kê, Hoàng Thái Cực nhà vua khai quốc thời nhà Thanh hưởng thọ 51 tuổi, trong số 15 hậu phi có thân phận có thể tiến hành điều tra, thì họ sinh 11 người con trai và 14 con gái với Hoàng Thái Cực. Trong số 11 người con trai có 7 người sống trên16 tuổi, 4 người bị chết non; Trong số 14 người con gái có 13 người sống trên 16 tuổi, chỉ có 1 con gái bị chết vào năm 15 tuổi, tỉ lệ con cái nhà vua Hoàng Thái Cực bị chết non là 20%.
Đời vua thứ hai Thuận Trị, bị mắc bệnh đậu mùa qua đời, hưởng thọ chỉ một tháng nữa là 24 tuổi, ông tổng cộng sinh 8 người con trai, 6 cô con gái, tỷ lệ con cái bị chết non của ông là 43%.
Đời vua thứ ba Khang Hy, hưởng thọ 68 tuổi, tổng cộng sinh 35 người con trai, 20 con gái, tỷ lệ con cái bị chết non là 51%.
Khả năng sinh dục của mấy đời vua tiếp theo bị suy giảm, nhưng vẫn còn tạm được. Đến đời vua thứ 6 Gia Khánh, tỷ lệ tử vong của con cái lên đến 57%.
Đến đời vua thứ tám Hàm Long, tuy ông ta phong lưu suốt đời, có những 19 hậu phi, nhưng tổng cộng chỉ sinh được có hai người con trai, một con gái, con trai sau khi chào đời còn chưa kịp đặt tên đã chết yểu, con gái chỉ sống đến 20 tuổi, còn mỗi người con trai sống sót về sau chính là nhà vua Đồng Trị.
Ba đời vua cuối thời nhà Thanh là Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều tuyệt hậu, không một mụn còn nào. |