Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bộ phim Phùng Chí Viễn
   2009-04-28 17:11:16    CRIonline

Đạo diễn: Dương Hồng Đào, Bùi Quân.

Diễn viên chính: Trương Gia Dịch

Năm 1958, cùng với tiếng còi tàu vang lên, đoàn tàu chở Đại đội văn hoá giáo dục Thượng Hải chi viện viện Ninh Hạ lăn bánh rời ga Thượng Hải. Phùng Chí Viễn, 28 tuổi, đã công tác 5 năm tại Thượng Hải sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đông Bắc, từ biệt người vợ mới cưới và gia đình ấm cúng, mang theo hành lý đơn giản và một cây Nhị do vợ tặng cho, bắt đầu cuộc hành trình về phía tây.

Trên sa mạc Ten-gơ-li Ninh Hạ, Phùng Chí Viễn cưỡi lạc đà đến trường Trung học Minh Sa huyện Trung Ninh, một trường trung học thôn quê nằm ở vùng ven sa mạc. Nhà ở được xây bằng gạch mộc gió luồn khắp nhà, giường đắp bằng đất giá lạnh, bếp sưởi bốc khói nghi ngút, ngọn đèn dầu làm bằng lọ thuốc, mỗi tháng chỉ cấp 7 cân gạo ... Nhiều giáo viên trẻ chi viện đến đây đã lạng lẽ rời trường. Phùng Chí Viễn không những không rời trường, mà còn đảm nhiệm giảng dạy bốn môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Nga.

Vì gia đình nghèo khó, trong số hơn 300 học sinh sinh của trường có hai phần ba bỏ học. Phùng Chí Viễn kiên trì đến gia đình của những học sinh bỏ học động viên các phụ huynh, cuối cùng, nhiều em học sinh đã trở lại nghề nhà trường.

Vì công việc khá nặng, điều kiện tư nhiên và môi trường sinh sống tồi tệ đã khiến cho thị lực của Phùng Chí Viễn nhanh chóng xấu đi.

Một hôm trong năm 1985, Phùng Chí Viễn đang giảng dạy Ngữ văn, bỗng cảm thấy trước mắt tối mịt, không trông thấy gì hết. Từ đó, ông đi vào một thế giới đen tối miṭ mùng. Sau khi bị mù, ông vẫn bận tâm đến học sinh. Ông nêu một yêu cầu với hiệu trưởng: Xin sắp xếp cho ông giảng dạy, ông phải tiếp tục thắp sáng ngọn đèn trong lòng của học sinh bằng kiến thức của mình. Do ông nhiều lần yêu cầu, trường sắp xếp ông giảng dạy môn Lịch sử.

Trong thời gian sau khi bị mù, Phùng Chí Viễn không cô đơn. Bên cạnh ông lúc nào cũng quây quần học sinh đến xin học. Mỗi khi đến giờ lên lớp, học sinh của ông đều nhanh chóng đến ký túc xá đưa ông đến lớp học. Hiệu trưởng còn đích thân làm bảng đen chữ nổi cho ông, Phùng Chí Viễn rất xúc động và cảm ơn, một lần nữa được đứng trên bụng giảng, kiên trì giảng dạy cho học sinh bằng trí nhớ của mình.

42 năm trôi qua trong chớp mắt, Phùng Chí Viễn đã 70 tuổi, sức khoẻ ngày càng yếu. Ông buộc phải rời bục giảng, .

Trong hội trường, hàng nghìn học sinh rớm nước mắt nghe buổi giảng dạy cuối cùng của Phùng Chí Viễn tại Ninh Hạ, ông không muốn rời vùng đất này, càng không muốn rời muôn nghìn học sinh nơi đây ...

Phùng Chí Viễn đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giáo dục vùng miền Tây. Sự tích của ông không những làm xúc động muôn nghìn quần chúng nhân dân, làm xúc động lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền Khu tự trị Ninh Hạ, mà còn làm xúc động các đồng chí lãnh đạo Trung ương. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã có bút phê quan trọng về sự tích xúc động lòng người của nhà giáo Phùng Chí Viễn: "Sự tích của thầy Viễn làm xúc động đến tận đáy lòng mọi người, phải làm tốt việc tuyên truyền, và sắp xếp tốt việc điều trị và cuộc sống cho thầy Viễn."