Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tản văn: Gió Xuân gieo mưa
   2009-04-27 19:24:48    cri

Nghe Online

Tản văn  Gió xuân gieo mưa

Tác giả La Lan

Một thính giả cho tôi biết rằng, bạn ấy có người em trai "rất dốt", ngay cả thi lên lớp bảy cũng mấy lần không đỗ, cậu ta không chịu khó học, cha mẹ đánh mắng nhiều lần vẫn chẳng ăn thua gì, động viên bằng cách khen thưởng cũng vô dụng. Hiện nay cậu ta lại trở nên càng bướng bỉnh, hình thành thói quen tật xấu. Bạn thính giả này rất lo lắng đối với tương lai của người em trai, bạn hỏi tôi nên đối xử với em trai như thế nào? Làm thế nào mới có thể khiến em trai mình có tiến bộ?

Bạn thính giả đặt ra vấn đề này, khiến tôi nhớ đến một nguyện vọng của tôi.

Nguyện vọng này của tôi, nghe ra sẽ cảm thấy kỳ lạ, nhưng mà tôi nói ra, thì đây chính là nguyện vọng chân thành và nghiêm túc của tôi.

Nguyện vọng của tôi là, giả sử một ngày nào đó, tôi có vô số tiền của, thì tôi sẽ xây một trường học. Trường học này chỉ chuyên nhận những em học sinh mà mọi người cho là "dốt nát" nhập học.

Tôi quả thật là rất cảm thông những em học sinh bị mọi người cho là dốt nát là đần độn.

Bởi vì, một mặt tôi cho rằng một con người nếu như dốt thật thì do là bẩm sinh, chứ không ai lại mong muốn mình là một người dốt thật sự; Hơn nữa, họ hết sức bất lực trước cái gọi là "dốt" của mình, họ không vì thầy cô giáo phê bình hoặc cha mẹ cho mấy trận đòn, chửi mắng mấy lần là có thể trở thành con người thông minh được, ngược lại chỉ có thể là càng bị đòn càng dốt.

Một mặt khác, tôi nhận thấy, có những em học sinh thành tích học tập bình thường, biểu hiện không bằng những em học giỏi, nhưng đó không nhất là học sinh dốt. Rất có thể chất xám của em đó phát triển chậm hơn, hoặc rất có thể em đó có sở trường tài năng về mặt khác, phần lớn những em học sinh bị coi là dốt chưa chắc là sẽ không làm nên trò trống gì.

Tôi từng là mộc học sinh kém, đó là vào năm tôi lên lớp sáu tiểu học. Thành tích môn toán của tôi rất kém, cho mãi đến nay, tôi vẫn còn nhớ khi thầy giáo giảng bài toán đố về con gà và con thỏ nhốt chung vào một chiếc lồng, và bài toán về trẻ con chia đào, tôi cứ nghe mãi mà chẳng hiểu thầy nói gì cả. Thầy giáo nói với tôi rằng: "Nếu em mà biết làm ra bài toán này, thì thầy sẽ thưởng cho em một hộp bút rất đẹp." Thế nhưng, tôi không biết làm vẫn là không biết làm, thầy có thưởng quà gì cho tôi đi nữa cũng bằng công cốc.

Lúc đó, trong lòng tôi sao mà khó chịu vậy. Rõ ràng là các bạn cùng lớp đều biết làm, chỉ mỗi mình tôi là chiếm mất rất nhiều thời gian của thầy và của cả lớp, các bạn đều cho tôi sao mà dốt thế, tôi thật chỉ muốn chui xuống lòng đất cho rồi.

Cũng bởi vì tôi còn nhớ tâm trạng của mình lúc bấy giờ, cho nên, tôi rất cảm thông với tất cả các em học sinh bị mọi người cho là học sinh dốt. Tôi biết rằng, các em đó không phải là không muốn học hành, các em đó cũng có sự sĩ diện của mình, các em đó không phải là không sợ lời phê bình của thầy cô và roi vọt của cha mẹ, các em đó chẳng qua chỉ vì bất lực đối với bản thân mình.

Các em đó không có cách nào để làm những việc mà khả năng trước mắt các em còn chưa cho phép.

Thế nhưng, các em đó lại không biết nên bày tỏ như thế nào để có thể xin thầy giáo cô giáo mở rộng cánh cửa cho các em, đồng tình nỗi khổ bất lực của các em, giúp các em tìm ra phương pháp để phát huy tiềm năng của mình, các thầy giáo cô giáo nên hướng dẫn các em từ chỗ nào đây? Làm thế nào để diúp các em xây dựng lên lòng tự trọng và tự tin của mình, nên bắt tay từ mặt nào để khiến các em đó có thể trội lên các bạn khác.

Tôi hết sức cảm ơn cha tôi, lúc tôi cầm bài kiểm tra toán mới chỉ có 48 điểm về gặp cha, cha nói: "Sức hiểu biết của còn kém, nhưng trí nhớ của con rất tốt, bây giờ con đừng vội nhé, chờ khi con lớn lên, thì sức hiểu biết của con sẽ trở nên chín chắn dần."

Về sau, sự thật chứng minh là, khi tôi lên đến cao trung, thì thành tích hình học và đại số của tôi đã không thành vấn đề.

Bởi vậy mà, tôi thường có sự cảm thông đối với các em học sinh. Tôi không nhẫn tâm trông thấy các em đó bị buộc phải hiểu biết những thứ mà các em không thể hiểu biết được. Khi các em vẫn còn chưa hiểu, các em không nên bị roi vọt hoặc bị mắng mỏ là vô tích sự, bởi vì đối với các em như vậy là không công bằng. Tôi cho rằng, cần phải có người giúp đỡ các em bày tỏ những gì các muốn bày tỏ nhưng lại không biết nên bày tỏ như thế nào.

Trên đời này, không phải ai cũng là thiên tài của môn toán. Không phải ai cũng có thể trở thành nhà học vấn vĩ đại. Nếu như em học sinh nào mà không thích môn văn hay môn toán, nhưng lại thích các môn như địa lý, lịch sử, tự nhiên, hoặc là âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, thì em đó có quyền phát triển bản thân theo phương hướng sở thích như vậy của mình.

Làm cha làm mẹ hoặc các thầy giáo cô giáo, nên giúp đỡ con em mình hoặc học sinh mình xem rằng là, ngoài môn văn môn toán ra, các em còn có sở trường gì khác nữa không? Đồng thời phải tận khả năng khiến các em tin tưởng là, sẽ có ngày, chất xám của các em sẽ trở nên chín chắn, hết thảy đều có sự chuyển biết tốt, giúp đỡ các em giữ gìn lòng tự trọng và lòng tự tin của mình.

Động viên các em, cảm thông các em, thương yêu các em học sinh đó, có thể khiến các em không còn chống lại cha mẹ, hãy bắt tay vào làm thử xem sao.

Đừng có nghĩ rằng, cứ phải roi vọt thì con cái mình mới trở nên chăm học. Bởi vì tôi chưa từng thấy có em học sinh nào phải qua roi vọt rồi mới trở nên chăm chỉ học hành, nhưng tôi lại thấy có em học sinh lẽ ra còn có chút hy vọng, nhưng chỉ vì bị roi vọt quá nhiều lần, cho nên em đó thề rằng quyết không bao giờ chăm học nữa. Bởi vì em đó lầm tưởng rằng "thì ra sách vở đáng ghét kia mới khiến mình luôn bị ăn đòn."

Muốn con em mình từ đứa trẻ ham chơi trở nên chăm chỉ học hành, thì nhất thiết phải để em đó nếm được niềm vui và vị ngọt bùi qua sự chăm chỉ một chút của mình. Chứ còn đánh mắng tuyệt đối không phải là biện pháp hay ho gì cả.

Đối với một em học sinh không ưa học hành, có thể áp dụng hai biện pháp sau đây. Một là khuyên nhủ dần dần, hướng dẫn em đó đi vào trạng thái từ chỗ nông cạn đến dễ hiểu. Chứ đừng nên ép buộc em đó phải đuổi kịp các bạn khác, chỉ cần thấy em đó có chút tiến bộ là phải động viên và khen ngay, khen thưởng sẽ khiến em đó có thêm lòng tin và có thiện cảm đối với bài vở của mình.

Một biện pháp nữa là phải nhận rõ cá tính của con em mình, khiến em đó phát triển theo sở thích của mình. Tuyệt đối đừng nên cho rằng "các cảm hứng khác" đều là những hứng thú không ra gì. Những em thích chạy nhảy rất có thể sau này sẽ trở thành vận động viên xuất sắc, những em thích tô tô vẽ vẽ, rất có thể sau này sẽ trở thành hoạ sĩ. Cũng có nhiều em sinh ra là có hứng thú với lao động chân tay, hoặc sốt sắng giúp đỡ người khác, em đó tuy học hành không giỏi, nhưng lại là phần tử mà nền móng xã hội cần đến. Cho nên, chúng ta cần phải phát hiện và phát huy những hứng thú và năng khiếu trời phú của các em từ nhiều mặt, đừng nên chỉ vì em đó không ưa học hành liền cho rằng em đó không làm nên trò trống gì.

Giáo dục thiếu nhi là công việc khó khăn, thế nhưng dẫn dắt và cảm thông bao giờ cũng có hiệu quả và an toàn hơn là bắt buộc các em.

Bắt buộc sẽ khiến đứa trẻ vốn hiền lành lương thiện trở thành đứa trẻ bướng bỉnh, ương ngạch.

Dẫn dắt và cảm thông có thể giữ gìn lòng tự trọng và tự tin của em đó, khiến em đó cho dù học hành không được đến nơi đến trốn, thế nhưng lại có đức tính lương thiện, nhân cách và tinh thần lành mạnh.

Trên đây là bài tản văn "Gió xuân gieo mưa" của bà La Lan, nhà văn nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc. Tuy đây là bài tản văn nói về việc giáo dục trẻ em, song ý nghĩa của bài tản văn này không chỉ giới hạn ở giáo dục, cũng rất có ích đối với sinh hoạt, học tập và công tác của chúng ta. Ví dụ như, trong khi giao tiếp, chúng ta cũng nên đòi hỏi phải có biện pháp và sách lược, phải cảm thông và tin tưởng đối phương, phải như gió xuân gieo mưa, phải bao dung những khiếm khuyết và sai sót của đối phương, đừng nên nóng nảy bộp chộp để tránh hỏng việc và nhỡ việc của đối phương.

Các bạn có thích bài tản văn "Gió xuân gieo mưa" trên đây của nhà văn La Lan không? Các bạn đọc xong có cảm nhận gì? Hoan nghênh viết thư cho Ngọc Ánh biết.