Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Ông Tưởng Giới Thạch với ba chị em họ Tống
   2009-04-22 16:03:24    cri

Gửi gắm tình thương mẹ hiền lên mình vợ

Trong cuốn nhật ký của ông Tưởng Giới Thạch có rất nhiều trang viết về vợ là Tống Mỹ Linh. Qua những trang nhật ký của ông sau khi kết hôn không bao lâu có thể thấy, ông Tưởng Giới Thạch hết sức tâm đắc và kính trọng tài năng, tình cảm, lòng can đảm và trí tuệ của vợ Tống Mỹ Linh, những dòng nhật ký thậm trí còn bộc lộ sự quá ỷ lại của ông đối với vợ.

Trong trang nhật ký ngày 4 tháng 12 năm 1930 ông viết: "Kể từ khi tôi biết suy nghĩ, hễ cứ xa nhà, là bao giờ tôi cũng bịn rịn không muốn xa rời mẹ tôi, đến năm 16 tuổi, cứ phải chờ đến khi mẹ trách móc bắt buộc, tôi mới chịu ra khỏi cửa, cho đến khi đã hai mươi mấy tuổi rồi mà vẫn cứ như vậy. Cái tính bẩm sinh của tôi là như vậy, không dễ gì mà sửa được. Gần ba năm trở lại đây, hễ mỗi khi phải chuẩn bị đi công tác xa nhà, là trong lòng tôi lại cảm thấy chán chường và nặng trĩu, không muốn chia tay với vợ, thật như cái tính không muốn xa mẹ của thời niên thiếu, tôi thật không biết tại sao lại như vậy."

Tháng 12 năm 1936 xảy ra sự biến Tây An, đây là sự kiện từng trải khắc cốt ghi xương của ông Tưởng Giới Thạch. Sau đó, bà Tống Mỹ Linh đã đến Tây An để cứu viện ông, trong giây phút đầu tiên vừa gặp lại vợ, ông đã không cầm được nước mắt liền khóc hu hu, trong trang nhậy ký của mình, ông không hề giấu giếm chi tiết này, lòng can đảm và tinh thần không sợ hy sinh của bà Tống Mỹ Linh trong giờ phút then chốt nguy ngập, khiến ông suốt đời hết lòng cảm kích.

Trong cuốn nhật ký của ông Tưởng Giới Thạch trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, đã ghi lại rất nhiều những nội dung về bà Tống Mỹ Linh ra nước ngoài thăm viếng và các hoạt động ngoại giao của bà, qua đó có thể thấy, ông Tưởng Giới Thạch hết sức dựa dẫm vào vợ Tống mỹ Linh về mặt ngoại giao trong thời kỳ chống Nhật: Ngày 2 tháng 3 năm 1943, ông đã hết sức tự trách mình và đã ghi lại những hoạt động ngoại giao của vợ tại Mỹ như sau: "Hôm qua, vợ diễn thuyết tại sảnh số 6 của tòa Thị Chính Mỹ đến nỗi bị ngất, qua đó có thể thấy sự mệt mỏi và tinh thần căm phẫn của cô ấy tột độ đến thế nào rồi. Do tôi phán đoán tình hình không được chu đáo, để cô ấy một mình đến đó đấu tranh hết mình mới bị như vậy. Thế nhưng tôi tin chắc rằng, kết quả của chuyến thăm tất sẽ có lợi tới tương lai của đất nước."

 Tình thân ruột thịt đối với chị cả Ái Linh

So với vợ Tống Mỹ Linh thì ngòi bút của ông Tưởng Giới Thạch viết về bà Tống Ái Linh lại ít hơn nhiều, thế nhưng trong nhật ký của ông thường toát nên tình thân nồng nàn đối với bà.

Tháng 12 năm 1927, sau khi làm lễ thành hôn không bao lâu, ông đã có buổi nói chuyện quan trọng với anh trai bà Tống Mỹ Linh là Tống Tử Văn và chị cả là Tống ái Linh về việc ông Tống Tử Văn liệu có ra nhậm chức trong Chính quyền Quốc Dân Đảng hay không, họ cùng nhau thảo luận vấn đề tài chính của Chính quyền Quốc Dân Đảng Nam Kinh, ông mong Tống Tử Văn có thể đứng ra chủ trì công việc của Bộ Tài chính, song ban đầu bị ông Tống Tử Văn từ chối.

Một tuần sau, cũng tức là ngày 28 tháng 12, buổi sáng ông cùng vợ Mỹ Linh đi cưỡi ngựa ở ngoại ô, sau bữa cơm tối hai vợ chồng liền đến thăm chị cả Tống Ái Linh. Ông không những bàn luận thời cuộc với bà Ái Linh, mà bà Ái Linh như đóng vai sư đoàn trưởng vậy, lại còn cảnh cáo ông chớ có ham vui hưởng lạc mà nhỡ mất công việc thời cuộc. Tuy không bực tức trước những lời cảnh cáo của bà Ái Linh, nhưng ông Giới Thạch lại hết sức không phục, bị kích thích nặng, ông cho rằng, chị cả không hiểu biết lý tưởng cao xa của ông, ông quyết tâm đạt được thành tích để gia tộc họ Tống chứng kiến.

Ngày 4 tháng 2 năm 1934, ông Tưởng Giới Thạch lại cùng với chị cả Ái Linh và vợ Mỹ Linh đi thăm quan tháp Lục Hợp, ông vừa đi vừa chuyện trò với ông Tử Văn. Hình ảnh bà Ái Linh thỉnh thoảng lại xuất hiện trong nhật ký của ông Tưởng Giới Thạch, sự biểu hiện của bà là một người chị cả có tư tưởng, phong cách làm việc dứt khoát, nhưng lại tràn ngập tình thương, rất phù hợp với nhu cầu về tình cảm ruột thịt của ông. Mà sức ảnh hưởng của bà Ái Linh trong gia tộc họ Khổng nhà chồng lại là một nguyên nhân quan trọng nữa khiến ông càng coi trọng bà.

Tôn xưng bà Tống Khánh Linh là Tôn phu nhân

Trong ba chị em gái nhà họ Tống, những dòng viết về bà Tống Khánh Linh trong nhật ký của ông Tưởng Giới Thạch là ít nhất, rất ít thấy ghi lại sự qua lại giữa họ với nhau. Song cứ hễ nhắc đến bà Tống Khánh Linh là ông Tưởng Giới Thạch thường xưng bà là Tôn phu nhân một cách kính trọng. Chiều ngày 12 tháng 3 năm 1943, ông cùng với con trai là Tưởng Kinh Quốc đến thăm bà Tống Khánh Linh, đây là ngày kỷ niệm ông Tôn Trung Sơn từ trần, để bày tỏ lòng tôn kính ông Tôn Trung sơn , và bày tỏ sự thăm hỏi đến bà Tống Khánh Linh phu nhân ông Tôn Trung Sơn, hôm đó, bà Tống Khánh Linh cũng hết sức nhiệt tình, bà mời hai cha con ông Giới Thạch nếm món trứng gà ngâm rượu, ông Tưởng Giới Thạch đã rất phấn khởi ghi lại tình tiết này trong trang nhật ký của mình.

Thế nhưng, chủ trương chính trị của bà Tống Khánh Linh và ông Tưởng Giới Thạch lại khác hẳn nhau, trong con mắt của ông Tưởng Giới Thạch, bà Tống Khánh Linh thân với Đảng Cộng Sản, khi hai người xảy ra tranh luận về vấn đề chính trị, thì ông Tưởng Giới Thạch lại không nhịn được liền biểu lộ căm giận trong trang nhật ký, đến lúc này thì ông ấy không xưng bà Tống Khánh Linh là "Tôn phu nhân" nữa, mà cứ viết thẳng tên của bà.