Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lý Đại Chiêu—Người đi trước Cách mạng hiến thân cho chân lý
   2009-04-08 16:04:19    cri
Lý Đại Chiêu, (1889-1927) Quê ở Lạc Đình tỉnh Hà Bắc Trung Quốc. Là người đi trước của phong trào Cộng sản Trung Quốc, là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung quốc, về sau bị bọn quân phiệt phản động giết hại vào năm đồng chí mới 38 tuổi. Đồng chí là người rất giữ nguyên tắc, bất kể đối với ai, đồng chí cũng rất nghiêm khắc trong sinh hoạt, nhưng đồng thời lại là một người cha hiền giàu tình thương.

Phản đối "ăn lẻ"

Vào mùa hè một năm, ông Lý Đại Chiêu về quê thăm thân, em trai vợ ông cũng từ Thiên Tân về quê.

Em vợ thấy anh rể đến thì rất lấy làm hồ hởi, bởi vì ông Lý Đại Chiêu là người "bảo lãnh" của cậu ấy. Lúc bấy giờ, muốn kếm việc làm, nhất thiết phải được người có danh vọng giới thiệu mới được, và còn phải làm "người bảo lãnh" nữa. Chính vì có anh rể Đại Chiêu làm người bảo lãnh cho mình, cậu em vợ mới được vào làm viên chức của Cục Muối Đường cô, đãi ngộ cũng rất khá.

Cậu em vợ đắc ý nói rằng: "Anh Chiêu ạ, công việc anh giới thiệu cho em tốt quá, lương tháng em những sáu bảy trăm đồng cơ đấy".

Ông Chiêu cảm thấy bất ngờ: "Hả? Lương sao mà cao thế? "

Cậu em vợ nói nhỏ: "Hà hà. Công việc của bọn em, ngoài tiền lương ra, đều có thể 'ăn lẻ' thêm nữa đấy."

Ông Chiêu sa sầm nét mặt: "Thế cậu cũng 'ăn lẻ' hả?"

Sau kỳ nghỉ phép, cậu em vợ trở về Thiên Tân đi làm như thường lệ, thì phát hiện mình đã bị thải việc, sau khi tìm hiểu tình hình, mới biết thì ra anh rể Đại Chiêu đã không làm người bảo lãnh cho mình nữa. Thế là cậu ta bực mình đến ngay Bắc Kinh tìm anh rể, hỏi anh tại sao lại không chịu làm người bảo lãnh nữa. Ông Lý Đại Chiêu bình tĩnh nói với cậu ấy rằng: "Bởi vì cậu 'ăn lẻ' quá nhiều, làm như vậy có hại cho dân, cho nên anh không ký tên làm bảo lãnh cho cậu nữa."

Cậu em vợ nín thinh không biết nói gì nữa, bèn cúi đầu chán nản bỏ đi.

Giữ sĩ diện cho con gái

Mùa hè đến rồi, ông Chiều trở về quê ở tỉnh Hà Bắc để thăm con cái, ông còn mua bút, mực và thiếp tập viết chữ ô vuông để làm quà cho các con. Các con ông rất vui, chúng bày vẽ lên bàn rồi cắm cúi tập viết.

Con gái cả ông Chiêu tên là Lý Tinh Hoa đã viết hết rất nhiều giấy, nhưng vẫn cứ cảm thấy tập viết lần theo mà không giống chút nào, cho nên rất nôn nóng, liền rón rén chạy ra vườn sau nhà khóc thút thít.

Hai vợ chồng ông Chiêu phát hiện, vợ ông định đi hỏi con gái là tại sao mà khóc, ông Chiêu liền ngăn vợ lại nói: "Tâm tư của con gái rất khó nắm bắt, nếu em đi hỏi con, thì nó sẽ không đời nào nói cho em biết đâu."

Vợ ông không hiểu, ông tiếp tục giải thích: "Con gái bao giờ cũng có tính sĩ diện, nếu em khóc thì em có chịu cho người khác trông thấy không? "

Một lát sau, ông Chiêu đến bên bàn, gọi con gái là Tinh Hoa đến. Ông chỉ vào những thiếp chữ của con rồi mỉm cười nói: "Con lần đầu tiên tập viết, viết như vậy là đẹp lắm rồi. Thế nhưng vẫn còn chưa ngay ngắn cho lắm, có nét bút thô, có né bút nhỏ, có chữ to, có chữ nhỏ, nếu như con ngày nào cũng tập viết, thì nhất định rồi sẽ viết rất đẹp."

Những lời trên đây của cha đã động viên Tinh Hoa. Từ đó, ngày nào Hoa cũng tập viết bút lông, thứ tính nôn nóng cũng từ đó là dần dần được sửa lại.

Giáo sư cũng "gieo hạt"

Năm 1918, ông Lý Đại Chiêu làm giáo sư tại Bắc Kinh. Một hôm, ông chuyện trò với cậu em trai vợ làm việc tại Đông Bắc. Tuy cậu em biết anh rể mình làm giáo sư đại học, nhưng vẫn cứ cố tình hỏi rằng: "Anh rể này, anh làm nghề gì tại Bắc Kinh đấy?"

Ông Chiêu nhìn cậu em trai vợ, mỉm cười trả lời một cách bâng cua rằng: " Gieo hạt."

Cậu em vợ lấy làm lạ hỏi: "Gieo hạt? Nhà nông làm đồng áng mới phải gieo hạt, anh làm giáo sư thì gieo hạt cái gì cơ chứ?"

Ông Chiêu trả lời: "Cậu làm buôn bán, cậu không biết anh gieo thứ hạt gì đâu, thôi anh không nói với cậu nữa."

Nhiều năm sau đó, cậu em trai vợ vẫn không hiểu anh rể Lý Đại Chiêu của mình gieo thứ hạt gì. Vào một năm sau ngày giải phóng, một trường học tổ chức các giáo viên và học sinh đến thăm quan nhà ở cũ của ông Lý Đại Chiêu, cậu em vợ của ông Chiêu đã kể lại câu chuyện này cho các giáo viên và học sinh nghe. Một giáo viên nghe xong, liền xúc động nói với các em học sinh rằng: "Hạt giống của đồng chí Lý Đại Chiêu, chính là hạt giống Cách mạng, hạt giống của chủ nghĩa Cộng sản đấy. Chúng ta phải khiến hạt giống mà đồng chí Đại Chiêu gieo, sẽ ra hoa kết quả trong lòng chúng ta."

Cho đến giây phút này, cậu em vợ của đồng chí Đại Chiêu mới vỡ lẽ ra ý nghĩa thật sự của việc "gieo hạt."