Lỗ Tấn (1881-1936), vốn tên là Chu Thụ Nhân, sinh ra trong một gia đình Phong kiến sa sút. Ông sáng tác nhiều tác phẩm văn học, tiêu biểu là các tác phẩm "A Q Chính truyện", "Khổng Nhĩ Kỷ" v v ... Lỗ Tấn là ngọn cờ đầu trong Phong trào Văn hóa mới Trung Quốc, ngòi bút tạp văn của ông sắc bén như dao găm, như họng súng, đâm thẳng vào nơi xung yếu của của xã hội đen tối. Trong sinh hoạt, như lời của người cháu Lỗ Tấn nói rằng: "Thực ra, trong sinh hoạt Lỗ Tấn là một con người rất vui tính, hay nói đùa, rất hay cười, trong những tác phẩm của ông chuyên tâm viết vào những năm cuối đời, có thể thấy được, ông là con người mang trên mình tính cách con trẻ chưa bị mai một. "
Khắc chữ "Tảo"
Từ năm 12 tuổi, Lỗ Tấn đã bắt đầu thường xuyên đến Nhà sách Tam Vị và đã trải qua năm năm học tập ở đó.
Một Hôm, cha Lỗ Tấn lâm bệnh, Lỗ Tấn phải bận lo việc nhà, thế là bị nhỡ mất thời gian đi học. Sau khi đến nhà sách, ông thầy liền nghiêm nghị phê bình Lỗ Tấn, còn dùng thước kẻ đánh vào lòng bàn tay Lỗ Tấn. Lỗ Tấn lặng lẽ trở về chỗ ngồi của mình, rồi khắc chữ "Tảo", tức là sớm lên bàn học của mình. Lỗ Tấn hạ quyết tâm, sau này nhất định phải đi học thật sớm.
Từ đó, ngày nào Lỗ Tấn cũng đến nhà sách rất sớm, và không bao giờ đi học học muộn nữa.
Cắt tóc
Một bận, Lỗ Tấn đi hiệu cắt tóc. Ông thợ cắt tóc thấy Lỗ Tấn ăn vận giản dị, tưởng Lỗ Tấn là người nghèo, liền cắt qua loa cho xong việc. Khi trả tiền, Lỗ Tấn liền từ trong túi áo tiệntay rút ra một xếp tiền đưa cho ông thợ cắt tóc, rồi không quay đầu lại cứ thế mà đi thẳng, ông thợ đếm cẩn thận số tiền vừa nhận, phát hiện Lỗ Tấn trả cho ông số tiền theo bảng giá, thế là ông ta lấy làm hết sức khoát trí,
Một khoảng thời gian sau, Lỗ Tấn lại ra hiệu cắt tóc này. Rút kinh nghiệm lần trước, ông thợ cắt tóc có tính khinh người này cảm thấy Lỗ Tấn ra tay hào phóng, hẳn là người giàu có, thế là ông ta không dám lơ là, đối sử với Lỗ Tấn rất khách sáo, và cắt tóc cho ông rất cẩn thận, xong rồi còn hỏi ý kiến của Lỗ Tấn, cho đến khi Lỗ Tấn cảm thấy hài lòng mới thôi. Thế nhưng, khi trả tiền, Lỗ Tấn lại trả theo giá quy định, không cho hơn một xu nào hết. Khi Lỗ Tấn toan rời khỏi, ông thợ cắt tóc cảm thấy có chút không hài lòng, liền hỏi: " Thưa ông, vì sao mà hai lần ông số trả tiền khác nhau ạ?"
Lỗ Tấn điềm đạm nói rằng: " Lần trước ông cắt tóc qua loa cho tôi, thì tôi cũng trả tiền qua loa cho ông; lần này ông cắt cẩn thận cho tôi, thì tôi cũng trả tiền cho ông một cách cẩn thận thôi." Nói xong, liền bỏ đi không thèm quay đầu lại.
Sự tấn công của "Dương Thụ Đạt"
Vào một ngày năm 1924, bỗng có một thanh niên tự xưng là giáo sư Dương Thụ Đạt của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh xông vào nhà Lỗ Tấn, rồi cứ đòi Lỗ Tấn phải cho anh ta tiền để tiêu. Lỗ Tấn từng học qua chuyên ngành y khoa, ông liền hoài nghi anh ta là kẻ giả điên, là kẻ vô lại, là đến để dọa nạt mình theo sự xúi bẩy của người khác. Thế là sau đó, ông liền viết một bài báo mang tên "Sự tấn công của 'Dương Thụ Đạt ký'", cho đăng lên tuần san "Tơ Ngữ" .
Sau khi bài viết này ra mắt bạn đọc không bao lâu, thì Lý Ngộ An học sinh của Lỗ Tấn và là người bạn của Dương Thụ Đạt liền gửi một bức thư cho Lỗ Tấn. Bức thư viết: Thực ra, Dương Thụ Đạt chính là một người bị mắc bệnh tâm thần, hôm đó anh ấy đang bị phát bệnh, mong ông tha thứ cho anh ta.
Sau khi đọc bức thư này, Lỗ Tấn cảm thấy rất áy náy. Ông cho mình sao mà đa nghi thế, và cũng dễ bức bội quá chừng. Thế là, Lỗ Tấn liền viết một bài báo khác mang tên "Biện chứng về sự kiện Dương Quân tấn công", và cũng cho đăng trên tuần san "Tơ Ngữ", xin lỗi công khai trước Dương Thụ Đạt, rồi còn xin lỗi trước công chúng.
Mẹ của Lỗ Tấn đọc tiểu thuyết
Mẹ của Lỗ Tấn biết chữ, rất thích đọc những tiểu thuyết thể loại cũ của Trung Quốc. Bà đọc sách rất nhanh, cứ khoảng một tuần là đòi Lỗ Tấn đưa sách cho bà đọc, Lỗ Tấn là người con hiếu thảo, thường cứ phải đi mua sách cho bà đọc, thế nhưng bà lại không thích đọc tác phẩm của con trai mình.
Sau khi cuốn tuyển tập "Gào thét" ra mắt bạn đọc, có người đưa cho bà xem, còn đặc biệt giới thiệu truyện ngắn "Cố hương" trong đó, thế là bà liền đeo ngay kính lão, bắt đầu đọc "Cố Hương". Sau khi đọc xong, trả lại sách, bà nói : "Chả có gì đáng đọc cả, thôn quê chúng tôi, cũng có những việc như vậy, chuyện này làm sao mà có thể coi là tiểu thuyết được? " |