Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đường Bá Hổ—Họa sĩ nổi tiếng phong lưu thời Minh
   2009-03-18 16:48:22    cri
Đường Dần(1470-1524), tự Bá Hổ, mọi người gọi ông là Đường Bạch Hổ, quê ở huyện Ngô thời nhà Minh, nay thuộc tỉnh Giang Tô. Ông học vấn uyên bác tài năng phi thường, ngoài làm thơ viết nhạc ra, còn giỏi thư pháp hội họa, được mệnh danh là đệ nhất tài tử Giang Nam thời nhà Minh, là nhà họa sĩ xuất sắc trong lịch sử hội họa Trung Quốc.

Đường Bá Hổ xuất thân trong một gia tộc thương nhân, từng đứng đầu bảng trong cuộc thi cử tại quê, sau bị liện lụy trong vụ án gian lận khoa cử cho nên bị cách chức, từ đó dày tâm vào việc hội họa, những bức tranh về non nước, nhân vật, chim muông, hoa lá của ông đều hết sức nổi tiếng.

Tạm biệt mẹ hiền lên đường bái thầy

Ngay từ thời niên thiếu, trình độ vẽ tranh của Đường Bá Hổ đã rất khá, nhiều người giàu có đều thích mời Bá Hổ vẽ tranh. Dần dần Bá Hổ trở nên kiêu ngạo, không chịu khó tập vẽ như trước nữa.

Thấy con trai mình như vậy, mẹ Bá Hổ hết sức lo lắng. Một hôm, bà gọi Bá Hổ lại, nói âu yếm rằng: "Con ạ, con mới cất bước học vẽ không bao lâu, có gì đâu mà kiêu ngạo như vậy." Nói rồi, bà thu dọn hành lý và lấy một số tiền đưa cho Đường Bá Hổ, nói: "Mẹ đã tìm cho con một ông thầy rất giỏi, ông tên là Thẩm Chu, là một đại sư hội họa rất nổi tiếng ngày nay. Ngày mai, con lên đường đến nhà thầy, bái thầy nhận con làm học trò nhé." Đường Bá Hổ tất nhiên biết rằng, Thẩm Chu là một họa sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ rồi, cho nên cảm thấy rất đỗi vui mừng vì mình có thể được đi làm học trò của họa sĩ Thẩm Chu. Bà mẹ hiểu thấu lòng con trai, bà vỗ vỗ cầu vai con trai rồi nói: "Thôi, con ạ, việc đã qua thì để nó qua, chỉ cần con sau này cố gắng học là được rồi."

Bá Hổ kiên định gật gật đầu. Ngày hôm sau trời vừa hửng sáng, cậu liền khoác hành lý ra đi xin làm học trò của hoạ sĩ nổi tiếng Thẩm Chu.

Muốn ra tay làm thầy 

Kể từ sau khi Đường Bá Hổ làm học trò của họa sĩ Thẩm Chu, trình độ hội họa tiến bộ rất nhanh. Một hôm, Bá Hổ cảm thấy tranh vẽ của mình đã ngang với thầy rồi, thế là liền có ý định ra tay làm thầy dạy. Thầy thấu hiểu ý nghĩ của Bá Hổ, liền đưa Bá Hổ đến một ngôi nhà nhỏ sau vườn hoa. Ngôi nhà này, ngày thường luôn khóa trái cửa lại, không một ai được vào. Bá Hổ vừa bước vào trong ngôi nhà, liền phát hiện trong đó không có cửa sổ, nhưng lại có bốn cánh cửa ra vào. Qua những ô cửa này, cảnh đẹp ngoài vườn hoa đập vào mắt. Bá Hổ ngắm đến ngẩn cả người, không nhịn được, liền giơ tay ra đẩy cánh cửa, không ngờ đó chẳng qua chỉ là bức tường mà thôi; khi đẩy cánh cửa thứ hai, rồi lại ra sức đẩy cánh cửa thứ ba, chúng đều dựng đứng bất động. Thì ra, ba "cánh cửa" này đều là những bức tranh mà thầy vẽ lên tường mà thôi. Lúc này, Bá Hổ mới vỡ lẽ, mới cảm thấy trình độ vẽ tranh của mình còn phải nâng cao hơn nữa, thế là Bá Hổ liền quỳ ngay dưới mặt thầy nói: "Thưa thầy, con chưa muốn về nhà vội, thầy để con tiếp tục học vẽ theo thầy ạ."

Từ đó, Đường Bá Hổ chuyên tâm theo thầy học vẽ, không còn nêu ta việc ra tay dạy vẽ nữa.

Ba năm trôi nhanh trong khoảnh nháy mắt. Hôm đó, Bá Hổ đích thân vào bếp nấu các món ăn mời thầy. Trên mâm có món cá vừa làm chín mang lên, mùi cá thơm quá, khiến chú mèo cứ là nhảy lên mâm cơm. Bá Hổ bực mình, quát lên: "Thầy tao còn chưa ăn, làm gì mà có thể đến lượt mi trước cơ chứ, đi mau." Bá Hổ vừa nói vừa đuổi mèo xuống bàn. Chú mèo ta đành phải quay mình định nhảy qua cửa sổ, nhưng nó nhảy mấy lần đều bị va đầu, cuối cùng nó "meo meo" rồi đành phải chạy luồn ra ngoài cửa. Thì ra, ô cửa sổ này là do Bá Hổ vẽ lên bức tường, thầy thấy vậy liền cười ha hả: "Bá Hổ, cậu có thể về nhà thăm mẹ được rồi đấy."

Tài tử phong lưu đệ nhất Giang Nam

Đường Bá Hổ xuất thân trong một gia tộc thương gia, địa vị nói chung thấp, cho nên ngay từ nhỏ Bá Hổ đã biết miệt mài học hành. Mới 11 tuổi mà Bá Hổ đã rất có khiếu làm văn, lại viết chữ rất đẹp. Năm 16 tuổi đã đỗ tú tài, 29 tuổi đi Ứng Thiên Nam Kinh tham gia thi cử, được xếp đầu bảng "Giải nguyên".

Năm sau, Bá Hổ đi Kinh thành tham gia thi tổng hợp, công danh phú quý sắp thành, thế nhưng tên đại địa chủ ở Âm Giang tên là Tư Kinh cùng đi thi với Bá Hổ đã hối lộ cho quan coi thi Gia Đồng, cho nên hắn ta có được đề thi trước. Sau khi vụ việc bị bại lộ, Đường Bá Hổ cũng bị liên lụy, bị bắt ngồi tù, bị tra đánh lăng nhục. Kể từ đó, vốn có đức tính thanh cao, Đường Bá hổ hết sức có ác cảm đối với việc thi cử quan trường. Bá Hổ kết bạn với Trương Linh, một tay chơi cuồng nhiệt, hằng ngày hai người cứ là uống rượu phè phỡn với nhau, về sau dưới sự khuyên nhủ của người bạn thân tên là Doãn Minh, Bá Hổ mới quyết tâm tu trí học tập, đồng thời quyết tâm lấy viết thơ viết lách hội họa làm kế sinh nhai cho cả đời mình.

Vào những năm cuối đời, Đường Bá Hổ tín ngưỡng Phật Giáo, từng làm thơ tự trách mình rằng, đại trượng phu không mang công danh, cũng nên khảng khái mạnh khỏe, rồi khắc con dấu triện tự phong mình là "Tài tử phong lưu đệ nhất Giang Nam". Sau khi được Ninh vương Nam Xương tuyển dụng, phát hiện Ninh Vương có ý định làm phản, Bá Hổ liền giả điên, tư tưởng tương đối suy đồi.

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều những câu chuyện thú vị phong lưu về Đường Bá Hổ, những bộ phim truyện như "Đường Bá Hổ điểm Thu Hương", "Tam Tiếu" v v... đều là cải biên theo truyền thuyết của Đường Bá Hổ mà thành.