Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhớ Bác Hồ--giới thiệu bài viết của Giáo sư Kim Tiểu Minh
   2009-09-03 14:06:33    cri

Nghe Online

Thưa quý vị và các bạn, tuy Chủ Tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc đã ra đi nhiều năm, nhưng phẩm chất cao đẹp và tinh thần hết lòng vì nước vì dân của Người đã khắc sâu trong tâm trí không những của nhân dân Việt Nam, mà cả nhân dân Trung Quốc, người bạn láng giềng của Việt Nam. Hồ Chủ tịch không những đã xây đắp nên tình bạn nồng thắm với các vị lãnh đạo bậc tiền bối của Trung Quốc là: Chủ tịch Mao Trạch Đông, Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Thủ tướng Chu Ân Lai, đồng chí Đặng Tiểu Bình v.v, mà còn tiếp xúc với nhiều nhân sĩ nổi tiếng khác của Trung Quốc, trong đó có nhà thơ Cách mạng Tiêu Tam. Để tỏ lòng tôn kính và nỗi nhớ nhung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" hôm nay, Lệ Quyên xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài viết của hai giáo sư trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh là Văn Trang và Kim Tiểu Minh, ghi lại quá trình nhà thơ Tiêu Tam làm quen với Chủ tịch Hồ Minh tại Pa-ri năm xưa mang tựa đề: Bài Thơ hữu nghị ngân vang mãi mãi.

Giáo sư Văn Trang giới thiệu: "Chúng tôi hân hạnh có dịp được chuyện trò với nhà thơ Tiêu Tam. Trước hết nhà thơ cho chúng tôi cuốn "Nhật ký trong tù"do Trung Quốc xuất bản và có chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi thập niên 60, thế kỷ 20.

Cụ Tam kể với chúng tôi: "Năm 1922, tại Pa-ri, để kỷ niệm thắng lợi cuộc cách mạng Nga tròn 5 năm, công nhân Pháp đã họp mít tinh và nghe buổi diễn thuyết của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp sau khi tổ chức diễu hành. Nhà thơ trẻ Tiêu Tam cùng một số học sinh vừa học vừa làm tại Pháp cũng có mặt trong buổi diễn thuyết, lúc này một thanh niên phương Đông, người tầm thước, hai mắt sáng lại gần và chủ động chào hỏi chúng tôi, sau đó nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Quảng Đông, Trung Quốc, nhưng chúng tôi không ai biết tiếng Quảng Đông, nên đồng chí bút đàm với chúng tôi. Đồng chí viết nhữ Hán rất đẹp. Trước hết đồng chí giới thiệu đồng chí là người Việt Nam tên là Nguyễn Ái Quốc."

Nhà thơ Tiêu Tam kể tiếp: "Những lưu học sinh Trung Quốc vừa học vừa làm ở Pháp, đều rất quý mến đồng chí Nguyễn Ái Quốc, vì ai nấy đều biết đồng chí là người yêu nước Việt Nam.

Lúc đó đồng chí Chu Ân Lai và một số đồng chí khác thuộc Chi bộ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang ở Pa-ri. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và đồng chí Chu Ân Lai, Trần Nghị, Lý Phú Xuân, Thái Xướng đều là bạn bè."

Nhà Thơ Tiêu Tam ôn lại rằng: "Có một lần đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến thăm chúng tôi, khi đồng chí được biết một số đồng chí trẻ Trung Quốc đã thành lập Đảng Cộng sản thiếu niên Trung Quốc tại châu Âu, đồng chí nói: 'Tốt nhất một số đồng chí nên tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp, tôi có thể làm người giới thiệu. Đảng Cộng của các nước đều giống nhau, tham gia Đảng Cộng sản của nước nào, cũng là tham gia vào Chủ nghĩa Quốc tế.' Sau đó qua thương lượng, chúng tôi cử một số đồng chí, trong đó có tôi gia nhập Đảng Cộng sản Pháp."

Nhà thơ Tiêu Tam nói với chúng tôi về cảm nhận của mình đối Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người rất gần gũi, mặc dù lúc đó đồng chí đã khá nổi tiếng trong Đảng Cộng sản và xã hội Pháp, nhưng đồng chí rất khiêm tốn, nên chúng tôi cảm thấy giao lưu với đồng chí rất thân mật, đồng chí đã để lại cho tôi ấn tượng rất sâu sắc.

Năm 1931, khi tôi trở lại Mác-xcơ-va, đồng chí Nguyễn Ái đã đến thăm tôi một cách bất ngờ sau 6-7 năm xa cách và lúc này đồng chí đã đổi tên là Hồ Chí Minh.

Năm 1960, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Trung Quốc đã cử tôi sang thăm Việt Nam trước ngày 19 tháng 5, để chúc ngày sinh của Người. Tôi mang đi 10 cuối "Nhật ký trong tù" bản Trung văn tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đến Hà Nội, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang Nam Ninh Trung Quốc, để tránh mọi người đến chúc thọ. Sau khi ở thăm Việt Nam gần 1 tháng, thì được biết Hồ Chủ tịch sẽ tiếp tôi.

Hôm đó trời rất đẹp, tôi và đồng chí Đại sứ Hà Vĩ đến khu vườn sau Phủ Chủ tịch rợp bóng cây xanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang câu cá bên bờ hồ, Chủ tịch mỉm cười đến tiếp chúng tôi và nói đùa với tôi, 'Đây là của cải của tôi đấy', Chủ tịch ôm hôn tôi thắm thiết, ba lần hôn lên má tôi theo tập quán của Pháp, rồi mời tôi và Đại sứ Hà Vĩ cùng dùng cơm với Người, hỏi tôi về cảm nghĩ trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Tôi lấy bài thơ Vịnh Hạ Long cho Người xem và mời Người sửa hộ. Sau khi xem kỹ bài thơ này, Người đề nghị tôi sửa câu: Sông liền sông, núi liền núi thành non liền với nước, nước liền với non. Theo gợi ý của Người, tôi lại đề nghị sửa câu sau thành: Non liền với trời. Nghe xong người nói: 'Hay quá', cuối cùng đã hình thành bài thơ như sau: Sơn Liền thủy, thủy liền thiên, Sơn thủy thiên địa, đại đoàn viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay rót cốc rượu vang Việt Nam cho tôi, tôi nâng cốc cạn chén Người mạnh khỏe, trường thọ. Tôi lấy ra cuốn "Nhật ký trong tù" xin chữ ký của Người, người vui vẻ nhận lời."