Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Láng giềng hữu nghị - nhân dân biên giới hai nước Trung-Việt như anh em một nhà
   2009-08-20 16:29:34    CRIonline

Nghe Online

Tại vùng biên giới Trung-Việt Quảng Tây đang sinh sống nhiều nhân dân biên giới hai nước. Cứ đến một nơi, các phóng viên trong đoàn phóng viên Trung Quốc và nước ngoài Đài CRI đều tấm tắc, thèm thuồng trước cuộc sống của bà con vùng biên giới, thèo thuồng vì họ chỉ sơ suất một chút là đã "đi ra nước ngoài". Trước sự thèm thuồng của các phóng viên, đại đa số người dân biên giới vùng biên giới Trung-Việt Quảng Tây đều "không đồng ý", bởi vì họ cho rằng sự đi lại tự do giữa nhân dân biên giới hai nước là chuyện rất bình thường, mặc dù giữa nơi ở của họ cách nhau một đường biên giới, nhưng trong lòng họ không có ranh giới, như anh em một nhà.

"Phong tục tập quán, lễ, tết của chúng tôi đều giống nhau, nếu có người thân thì đi lại nhiều hơn, nhưng đối với người dân biên giới mà nói, chúng tôi thường sang Việt Nam, người dân biên giới Việt Nam cũng đến bên chúng tôi uống rượu, mọi người như anh em một nhà."

Cụ Nông Đình Hưng là dân làng thôn Bản Giá, xã Bảo Hư, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả, Quảng Tây. Thôn Bản Giá nằm trên đường biên giới Trung-Việt, chỉ cách vài ngọn núi với Việt Nam. Cụ Nông Đình Hưng đã ngoài 50 tuổi vẫn nhớ như in, hồi cụ còn nhỏ thường cùng với người lớn trong làng leo qua mấy ngọn núi kia, đến bên Việt Nam mua những đồ giá rẻ như muối, lương thực, sắn v.v, không cần làm giấy tờ gì, cũng không có chướng ngại về ngôn ngữ, vì thế mà cụ Nông Đình Hưng hồi nhỏ cứ tưởng mình là đến làng khác, chứ không có khái niệm "đi ra nước ngoài".

"Ngôn ngữ của chúng tôi y hệt với người dân biên giới Việt Nam, lúc đi chợ và thăm người thân giao lưu rất thông suốt, không cần phiên dịch."

Cùng với sự lớn lên, cụ Nông Đình Hưng mới biết rằng, ở núi bên kia là dân làng của một nước khác. Hiện nay, mấy chục năm qua đi, sự đi lại giữa người dân biên giới hai nước vẫn như trước, thỉnh thoảng gặp mặt vẫn gật đầu và mỉm cười, nhưng có điều khác với trước kia là, kinh tế hai bên phát triển hơn, của cải nhiều hơn, đường đi thuận tiện hơn, người dân biên giới không còn phải trèo núi để đi chợ, đi lại dồn dập hơn, thậm chí còn thông hôn.

"Tình cảm giữa nhân dân biên giới Trung-Việt tất nhiên là tốt, rất nhiều cô gái Việt Nam lấy chồng bên chúng tôi, chúng tôi quan hệ rất tốt."

Năm 2003, thôn Bản Giá được chọn là thôn thí điểm bản sắc dân tộc, kế thừa văn hóa dân tộc Choang áo ngắn. Cụ Nông Đình Hưng làm đội trưởng đội biểu diễn phong tục tập quán dân tộc Choang áo ngắn, cụ quanh năm đều bận rộn với công việc tiếp đón các đoàn du lịch và khảo sát, giới thiệu văn hóa dân tộc Choang áo ngắn, trong khi đó, cụ cũng ra sức thúc đẩy sự giao lưu văn hóa dân tộc với vùng biên giới Việt Nam. Cụ cho chúng tôi biết, cụ đã tuổi cao, ít khi sang Việt Nam, nhưng vẫn thường xuyên đến Khu phong cảnh Thác Đức Thiên lân cận, ở đó cụ có thể thường xuyên gặp các bạn Việt Nam.

"Tôi đi Thác Đức Thiên, gặp gỡ người dân biên giới Việt Nam. Thấy có người dân biên giới Việt Nam đến là tôi yêu cầu họ hát dân ca Việt Nam, rồi ghi âm lại."

Thác Đức Thiên mà cụ Nông Đình Hưng vừa đề cập nằm trên địa bàn huyện Đại Tân, vùng biên giới Trung-Việt, là thác nước nằm trên đường biên giới Trung-Việt, ở Việt Nam gọi là Thác Bản Giốc. Hai dòng thác biên giới hai nước Trung-Việt như hai chị em, cuối cùng hòa nhập vào dòng suối sông Quy Xuân. Người dân biên giới Trung-Việt làm mậu dịch biên giới ở hai bên bờ sông Quy Xuân, nhiều năm nay luôn chung sống hữu hảo. Hướng dẫn viên du lịch Khu phong cảnh Thác Đức Thiên cho biết:

"Ở đây, sự đi lại giữa người dân biên giới hai nước Trung-Việt đã không còn là giữa nước với nước, mà là giữa thôn với thôn."

Cách Thác Đức Thiên không xa là cột mốc biên giới số 53 đường biên giới Trung-Việt. Giữa rừng núi sừng sững, ở đây lại có một mảnh đất bằng phẳng để cho người dân biên giới nơi đây bán đặc sản hai nước Trung-Việt cho du khách. Hướng dẫn viên du lịch Khu phong cảnh Thác Đức Thiên còn cho chúng tôi biết, hằng tháng cứ đến ngày có số 2, 5 và 8, ở đây đều họp chợ, người dân biên giới hai nước có thể trao đổi đồ dùng sinh hoạt, lương thực v.v.

Người dân biên giới Việt Nam đang nói chuyện với phóng viên là khách quen của chợ này, thường từ tỉnh Cao Bằng, Việt Nam đưa thịt lợn, gà vịt và rượu đến đây bán, lúc đắt khách một ngày có thể bán được 50 ki-lô-gam thịt lợn, có lúc cũng đưa hàng cho khách quen Trung Quốc ở dưới chân núi. Chính chỗ bán hàng của anh cách cột mốc biên giới số 53 không xa, trong những du khách qua lại, chúng tôi khó phân biệt ai là đến từ Trung Quốc, ai là đến từ Việt Nam, nhưng có lẽ không cần biết ai là đến từ đâu, bởi vì họ cũng chưa bao giờ muốn nổi bật thân phận của mình.

Hiện nay, sự giao lưu giữa nhân dân biên giới Trung-Việt đã không còn hạn chế ở sự đi lại tự nhiên, chính quyền hai bên cũng hết sức coi trọng thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân biên giới. Nếu bạn đến vùng biên giới Trung-Việt Quảng Tây, mỗi năm đều có thể cảm nhận quang cảnh rầm rộ của Liên hoan du lịch quốc tế cửa khẩu biên giới tại Khu phong cảnh Thác Đức Thiên, ngoài ra, vùng biên giới Quảng Tây còn xây dựng hành lang văn hóa, tổ chức hội hát v.v, người dân biên giới Trung-Việt cùng hát đối, thi đấu bóng chuyền v.v, thật là náo nhiệt. Cụ Nông Đình Hưng cho biết, cụ thích nhất là ca sĩ Việt Nam Trung Đức, bài hát "Hoa Mộc Miên" do Trung Đức trình bày đã hát lên những điều muốn nói của người dân biên giới

Nếu nói người dân biên giới sống tại vùng biên giới trên đất liền có thể "anh nhìn sang đấy, tôi nhìn sang đây", thì tại vùng biên giới hai nước cách nhau một bãi biển, có lẽ mất đi một phần "gần gũi" về cự ly, nhưng bãi biển mênh mông cũng không thể cắt đứt sự giao lưu giữa họ.

Tam đảo dân tộc Kinh nằm ở thành phố Đông Hưng, phía Tây-Nam Quảng Tây, cách Việt Nam một bãi biển, là nơi tập trung sinh sống duy nhất của dân tộc Kinh Trung Quốc, trên đảo đang sinh sống hơn 2000 đồng bào dân tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt Nam. Hôm này đoàn phỏng vấn đã đến thăm đảo Vạn Vĩ, một trong ba đảo dân tộc Kinh. Vừa bước lên đảo, tiếng đàn bầu-nhạc cụ đặc hữu của dân tộc Kinh đã vang vọng đó đây.

Người đang diễn tấu đàn bầu là ông Tô Xuân Phát, người kế thừa nghệ thuật đàn bầu dân tộc Kinh Quảng Tây. Mấy hôm nay vừa vặn là đồng bào dân tộc Kinh đang ăn mừng Hội hát truyền thống, Hát đình trên đảo được trang trí lộng lẫy, người dân đông đúc, tràn đầy bầu không khí ngày Tết. Ông Tô Xuân Phát cho chúng tôi biết, hôm qua là ngày đầu tiên tổ chức Hội hát, ông vừa tiễn một đoàn đại biểu Việt Nam đến đảo Vạn Vĩ tham gia Hội hát về nước. Hóa ra mỗi khi Tam đảo dân tộc Kinh tổ chức Hội hát hoặc người dân biên giới dân tộc Kinh Việt Nam tổ chức các hoạt động tương tự, hai bên đều cử đoàn giao lưu lẫn nhau, có lẽ nói "đi lại với nhau" càng thích hợp hơn, bởi vì dân tộc Kinh trên Tam đảo dân tộc Kinh là di cư từ Đồ Sơn, Việt Nam vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, đã sinh sống ở đây hơn 500 năm. Chính vì Trung Quốc ra sức ủng hộ việc bảo tồn văn hóa dân tộc Kinh, ngày nay, người dân nơi đây vẫn giữ được truyền thống mặc áo dài, nói tiếng Kinh.

Văn hóa dân tộc tương thông khiến người dân biên Trung-Việt cách nhau một bãi biển hội tụ với nhau, địa lý gần gũi khiến người dân biên giới cách nhau một ngọn núi, một con sông đi lại với nhau. Thưa các bạn, thực ra, bất kể là sự giao lưu dưới hình thức nào, người dân biên giới hai nước đều đang chia sẻ những thành quả do sự phát triển của vùng biên giới mang lại, bên cạnh đó, sự giao lưu hữu nghị giữa người dân biên giới hai nước lại đang thúc đẩy sự phát triển của vùng biên giới. Chúng ta hãy cùng nhau chân trọng và kế thừa mối tình "láng giềng hữu nghị" này.