Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hai chị em cô bé Bắc Kinh tìm các chú Việt Nam
   2009-07-23 17:52:47    CRIonline

Nghe Online

Trong mọi gia đình đều cất giữ cuốn Abum với những tấm ảnh lưu niệm, ghi lại những kỷ niệm trong từng thời kỳ của gia đình. Gia đình bà Hứa Bội Trân ở Bắc Kinh có một cuốn Abum với những tấm ảnh đã ngả vàng, nhưng mỗi khi mở xem đã gợi lại cho gia đình bà những kỷ niệm thắm tình hữu nghị với các chú Việt Nam. Bà Hứa Bội Trân thông qua người bạn của Lệ Quyên làm phóng viên của Tân Hoa xã TQ, mong thông qua tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" giúp hai chị em bà Hứa Bội Trân và Hứa Vệ Bình tìm các chú Việt Nam trong tấm ảnh mà gia đình bà đã cất giữ hàng hơn nửa thế kỷ và LQ đã tìm gặp bà Hứa Vệ Bình để trao đổi và tìm hiểu tình hình. Bà Bình cho biết:

Mấy tấm ảnh này là mấy tấm ảnh hai chị em tôi chụp với các chú VN vào năm 1958, cách đây 51 năm. Lúc đó tôi còn chưa đầy 8 tuổi, chị tôi 12 tuổi. Lúc đó cha tôi tên là Hứa Hồng Tham và mẹ là Lôi Vinh Tuyền làm giáo viên của Học viện Công an . Lúc đó cha tôi là Chủ nhiệm Khoa thứ 5, còn mẹ tôi là nhân viên trợ lý Tổ chức. Lúc đó Hoc̣ viện Công an dưới sự lãnh đạo của Quân Ủy Trung ương, và Bộ Công an, là trường chuyên đào tạo kiến thức và kỹ thuật về công tác bảo vệ cho các cán bộ tại chức của các cơ quan Trung ương và Bộ đội cũng như các xí nghiệp trong toàn quốc.

Trong năm đó, nhà trường nhận được nhiệm vụ đào tạo một đợt cán bộ an ninh chuyên nghiệp cho Việt Nam nước láng giềng hữu nghị của TQ. Mà khoa 5 do cha tôi phụ trách đã đảm nhiệm nhiệm vụ vẻ vang này. Những thanh niên trẻ ưu tú tràn đầy nhiệt huyết của Quân đội Nhân dân VN, sau khi tuyển chọn kỹ lưỡng, từ nước láng giềng anh em dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Bắc Kinh TQ, bắt đầu chương trình học tập trong nửa năm.

Dưới sự lãnh đạo thống nhất của nhà trường, cha tôi và các đồng nghiệp đã đưa ra một kế hoạch học tập chặt chẽ của các học viên VN. Tiến hành giáo dục có hệ thống và huấn luyện nghiêm ngặt đối với các cán bộ VN này, Các giáo viên của Học viện Công an truyền dạy toàn bộ những kiến thức chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong nhiều năm cho các học viên Việt Nam mà Chủ tic̣h Mao Trạch Đông gọi là "Vừa là Đồng chí, vừa là Anh em", khiến các bạn VN đã trở về Tổ quốc với thành tích xuất sắc và trở thành một đợt cán bộ an ninh tinh nhuệ và cốt cán bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời gian các cán bộ VN miệt mài học tập, đã xây đắp nên tình cảm hữu nghị sâu đậm với gia đình tôi. Lúc đó tôi còn nhỏ, đối với việc gì cũng cảm thấy rất có hứng thú. Ngoài giờ học, tôi thường đến bên cửa sổ lớp học, nhìn cha tôi và các giáo viên khác giảng bài. Tuy lúc đó nhiệm vụ học tập của các chú rất căng thẳng, nhưng cứ có thời gian là các chú đưa tôi đi chơi và rất quý chị em tôi.

Mãi cho đến nay, gần nửa thế kỷ đã qua đi, gia đình tôi vẫn cất giữ tấm ảnh mà các chú chụp với gia đình tôi và những tấm ảnh mà các chú tặng cho cha tôi nhân dịp gần tết. Tôi còn nhớ, hôm chụp ảnh hai chị em tôi vui mừng, hớn hở, không những mặc áo mới của ngày tết, mà hai chị em còn cài trên đầu chiếc nơ thật đẹp. Tôi còn cài trên ngực bông hoa mà tôi thích nhất, dưới bông hoa còn cài con chim hòa bình xinh đẹp với màu sắc sặc sỡ. Chim hòa bình đung đưa trước ngực, trông rất đáng yêu. Lúc đó hiệu chụp ảnh không nhiều, hai chú còn đặc biệt đưa chị em tôi đến hiệu chụp ảnh Quốc Thái ở Tây Đơn được chuyển từ Thượng Hải đến bắc Kinh để chụp tấm ảnh lưu niệm quý giá này. Việc này tuy rất nhỏ, và đã nhiều năm trôi năm, nhưng những kỷ niệm khó quên đó là sự chứng kiến cho mối tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Việt.

Tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung-Việt đã trải qua nhiều thử thách, với những cố gắng chung của mấy thế hệ, hiện nay đang tiến lên giai đoạn phát triển lịch sử mới. Nhìn những tấm ảnh đã cất giữ hàng gần nửa thế kỷ, nhiều kỷ niệm như hiện lên trước mắt tôi. Bà Bình nói:

Hiện nay, cha tôi đã qua đời, mẹ tôi đã là một cụ già ngoài 80 tuổi, tôi và chị tôi cũng không còn là cô bé năm nào. Tuy sau khi các chú VN về nước, gia đình chúng tôi và các chú không hề liên hệ và đi lại với nhau, thế nhưng, theo dòng thời gian và những năm gần đây địa vị của TQ không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, và không ngừng mở rộng cửa cũng như việc không ngừng tăng cường sự đi lại hữu nghị trong dân gian, khiến chị em chúng tôi càng có quyết tâm tìm các chú VN. Cả gia đình tôi muốn biết, bao năm đã qua đi, các chú VN nay cũng ngoài 70 tuổi tình hình sức khỏe ra sao ? Không biết các chú có còn nhớ hai cô bé TQ từng chụp ảnh chung với các chú hay không ? Cho đến nay hai chị em cháu vẫn nhớ các chú và có một nguyện vọng tốt đẹp là: chỉ mong được mời các chú đến TQ thăm lại trường cũ và thành phố Bắc Kinh với biết bao thay đổi, và những nơi đã để lại những kỷ niệm năm xưa, trở lại thăm quan và tìm hiểu tình hình cải cách mở cửa của TQ, một lần nữa đến trước Tháp trắng ở công viên Bắc Hải chụp tấm ảnh lưu niệm. Bà Bình nói:

Gia đình tôi rất mong sự giúp đỡ của các ngành hữu quan để gia đình tôi thực hiện nguyện vọng của mình, để câu chuyện thắm tình hữu nghị giữa chị em tôi và các chú đạt được kết quả như ý muốn, để ước mơ hàng nửa thế kỷ của gia đình tôi được thực hiện, và trở thành câu chuyện chứng kiến tình hữu nghị bền chặt của nhân dân hai nước Trung-Việt.

Sau những tấm ảnh của các chú tặng cho bố tôi có tên của các chú là chú Nguyễn Huy Thao, Bành Gia Tập, Lê Minh Đức, Đỗ Phú Minh, Hoàng Thanh Quý, Vũ Hữu Tạ, Nguyễn Hồng Hoa, Vũ Đình Như, Vũ Văn Đào, Phạm Thành Minh, Tống Xuân Đài.

Cuối cùng bà Bình nói:

Thưa các chú, trường Đại học Công an nơi các chú học tập năm xưa nay đã được xây dựng rất đẹp, trong vườn trường đã xây dựng nhiều tòa lầu mới. Không biết các chú có còn nhớ sân trường nơi các chú hàng ngày rèn luyện và hội trường vẫn còn ở chỗ cũ nhưng đã được xây dựng và sửa sang rất đẹp. Nếu có cơ hội mong các chú đến thăm lại trường cũ. Mẹ cháu nay đã 80 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, mỗi khi nhắc lại những kỷ niệm xưa mẹ vẫn nhớ như in và mong được gặp lại các chú. Cụ hiện nay ở với chị Trân. Hai chị em cháu đều đã thành lập gia đình, chị có hai cháu và cháu có một cháu, cả gia đình sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Nhân dịp này cháu xin chúc các chú mạnh khỏe, gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Chúc tình hữu nghị Trung – Việt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Để tìm các chú VN, bà Bình không những đã kể lại tỷ mỉ những kỷ niệm xưa, mà cho LQ xem toàn bộ những tấm ảnh trong cuốn abum của gia đình bà, sau đó bà đã in những tấm ảnh đó thành đĩa com pắc để LQ đưa lên mạng. Tình cảm sâu đậm của bà gia đình bà Hứa Vệ Bình với các chú VN khiến LQ rất cảm động. LQ mong rằng sau khi nghe tiết mục này, mà nhất là những bạn có điều kiện truy cập trang web của ban tiếng VN, ngoài xem nội dung của bài viết còn có thể thấy những tấm ảnh có ý nghĩa lịch sử này. Nếu như bạn nào nắm được tình hình của một trong số những đồng chí đó, xin viết thư cho LQ biết, để giúp bà Bình thực hiện nguyện bấy lâu của bà. Thư từ xin gửi tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" ban tiếng VN Đài Phát Thanh Quốc Tế TQ-CRI-12, hoặc có thể gửi đến phòng Văn hóa, Đại sứ quán TQ, sốn 46 Hoàng Diệu, Hà Nội (nhờ chuyển tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" ban tiếng VN Đài Phát Thanh Quốc Tế TQ hoặc gửi thư điện tử theo đia chỉ vie@cri.com.cn), hay gọi điện thoại cho Lệ Quyên theo số: 0086.10.68892591. cũng mong các bạn truy cập trang web của ban tiếng VN theo địa chỉ Vietnamese.cri.cn.