Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Trước hết Việt Nam phải học tập Trung Quốc đã--giới thiệu bài viết của anh Nguyễn Cao Sơn ở Thanh Hóa
   2009-05-07 17:54:33    cri
Thưa quý vị và các bạn, anh Nguyễn Cao Sơn ở Thanh Hóa không những là một thính giả trung thành của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, mà còn thường xuyên viết bài cho tiết mục "Hộp thư Ngọc Ánh" và "Cầu vồng hữu nghị", nhân dịp ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5, anh Nguyên Cao Sơn đã viết bài với nhân đề: Việt Nam phải học Trung Quốc đã. Trong tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" này hôm nay, Lệ Quyên xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài viết này của anh Nguyễn Cao Sơn.

Từ năm 1958, Hồ Chủ tịch lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam đã quan tâm đặc biệt đến lao động. Bác thường xuyên đến từng xí nghiệp, công trường, tham hỏi anh chị em công nhân để kịp thời ra chỉ thị, chỉ đạo khen thưởng. Tuy ở cương vị Chủ tịch nước, nhưng Bác Hồ sống rất giản dị, luôn luôn bám sát công việc của mọi tầng lớp công nông binh, kịp thời động viên, phê bình cơ sở yếu kém. Bác Hồ từng đến thăm và chỉ đạo nhiều nhà máy xí nghiệp ở miền Bắc, bắt đầu từ việc làm đường xe lửa từ Hà Nội đến Mục Nam quan. Bác nói: "Con đường xe lửa này chỉ làm 4 tháng là xong, thế mà trước kia người Pháp phải làm hàng 10 năm, bác khen đó là thành tích rất tốt đẹp, thành tích đó là thành tích giúp đỡ rất khẳng khái của Trung Quốc. Bắc nói, hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành kế hoạch 5 năm công việc rất nhiều, thế mà Mao Chủ tịch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử các chuyên gia và công nhân sang giúp ta, tinh thần Quốc tế cao cả đó, là tình thân ái của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam, khiến chúng ta cảm động và biết ơn."

Bác Hồ còn đưa nhiều dẫn chứng rất cụ thể là: Việt Nam cần học tập hai nước là Trung Quốc và Liên Xô, Bác còn đưa ra nhiều số liệu cụ thể, ví von rất sinh động, Bác nói: "Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo, đi máy bay, Trung Quốc thì đi xe lửa, còn Việt Nam thì mợi đi xe đạp và xích lô, nên ta phải học Liên Xô và Trung Quốc, nhưng trước mắt phải học Trung Quốc đã, vì Trung Quốc có nhiều điểm rất giống ta, học được Trung Quốc rồi mới học Liên Xô. Bác đưa ra một số ví dụ sinh động trong công tác sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hóa của nhân dân Trung Quốc.

Ngày nay Trung Quốc đã lớn mạnh sau 30 năm cải cách mở cửa, mọi ngành nghề của Trung Quốc đều phát triển rực rỡ ở tầm vĩ mô. Trung Quốc đã chế tạo được tàu vũ trụ "Thần Châu 1", đến "Thần Châu 5-6" có người lái, đảm bảo kỹ thuật an toàn tuyệt đối. Trung Quốc đã phóng vệ tinh "Hằng Nga 1" lên thăm dò cung trăng, khiến cả nhân loại ngạc nhiên và khâm phục, với những công trình kỹ thuật đồ sộ hoành tráng, mang tầm cỡ thế kỷ 21, tầm cỡ của thế giới như: Đập thủy điện Tam Hiệp, đường sắt Thanh Tạng, rồi sân vận động tổ chim hùng vĩ bằng sắt oai phong, hoành tráng và cung bơi lội trong xanh màu nước biển, đã chứng tỏ Trung Quốc là một nước có tiềm năng khoa học hàng đầu thế giới. Một sự kiện đặc biệt nữa là năm 2008, Tq đã tổ chức thành công Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần thứ 29 thành công rực rỡ. Hiện nay, Trung Quốc đã có 40 triệu nhà nghiên cứu khoa học thể thực hiện được Trung Quốc là một nước văn minh, hiện đại, tiên tiến của thế kỷ 21. Trung Quốc nhất định sẽ là một nước trụ cột, nền móng vững chắc của chế độ Xã hội chủ nghĩa văn minh, công bằng, dân chủ, hiện đại nhất của thế giới. Mặc dù đứng trước cơn khủng hoảng tài chính đã lan tràn vào châu Á, nhưng Trung Quốc vẫn đứng vững, đảm bảo việc làm cho hơn 20 triệu công nhân về nông thôn lập nghiệp, chứng tỏ Trung Quốc là một nước phát triển toàn diện và hài hòa giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Những điều Bác Hồ đã nói cách đây 51 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị của nó, Việt Nam trước hết phải học Trung Quốc đã.

Nhân dịp ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5, tôi viết bài này gửi đến Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, mong tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mãi mãi là anh em gắn bó keo sơn, với tình nghĩa thiêng liêng cao quý đã có từ bao đời. Tình hữu nghị này đã được Bác Hồ và bác Mao dày công vun đắp cho ngày nay càng thêm thắm thiết, đơm hoa kết trái ngọt lành.