Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Âm nhạc bắc nhịp cầu cho tình hữu nghị Trung-Việt
   2009-02-26 15:06:18    cri

Nghe Online

Thưa quý vị và các bạn, hai nước Trung-Việt núi sông liền một dải, có nền văn hóa tương đồng, nhưng cũng có đặc điểm riêng của mình, cũng chính vì vậy, mà tiết mục diễn tấu đàn dân tộc tại các buổi chiêu đãi do Đại Sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức đã thu hút sự chú ý các bạn Trung Quốc và nước ngoài. Trong tiết mục "Cầu vồng hữu nghị" hôm nay, Lệ Quyên xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài phỏng vấn hai bạn lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Học viện Âm nhạc Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của Lệ Quyên bạn Thu Thủy hiện đang học Nghiên cứu sinh tại trường này cho biết:

Thu Thủy sang đây đã gần 3 năm, chủ yếu học đàn Dương cầm của Trung Quốc, mà Việt Nam gọi là Tam thập lục.

Giới thiệu với Lệ Quyên về sự khác biệt giữa nhạc dân tộc của hai nước, bạn Thủy nói:

Nhạc dân tộc của mỗi nước đều khác nhau, vì âm nhạc là đúc kết tinh hóa văn hóa và nói lên tâm hồn của một dân tộc. Nếu nói có gì giống nhau, thì nhạc Quảng Đông của Trung Quốc có đôi nét gần với Cải lương của Việt Nam, vì âm nhạc có sự giao thoa, nên khó tránh có những nét giống nhau.

Do Nhạc viện Trung Quốc và Nhạc viện Hà Nội nơi mà Thu Thủy giảng dạy có một mối giao lưu, nên trường đã tạo cho Thu Thủy một cơ hội để giới thiệu văn hóa và âm nhạc Việt Nam với các bạn sinh viên ở Nhạc viện Trung Quốc. Năm ngoái Thu Thủy đã có một dịp vừa nói chuyện bằng tiếng Trung Quốc và vừa diễn tấu nhạc cụ dân tộc Việt Nam trong 1 tiếng rưỡi. Tuy lúc mới sang chỉ học ngôn ngữ có 8 tháng, nên để thực hiện buổi nói chuyện này Thu Thủy đã phải bỏ ra nhiều thời gian để viết và nhờ các bạn Trung Quốc sửa cho về ngữ pháp. Sau khi nghe buổi nói chuyện và diễn tấu này các thầy cô giáo và các bạn trong trường rất có hứng thú, bởi nhạc dân tộc của Việt Nam có những nét đẹp riêng không thể nào hòa lẫn với nhạc Trung Quốc. Tuy đàn Tam thập lục và đàn Dương cầm của Trung Quốc có phần giống nhau, nhưng khi diễn tấu người Việt Nam đã thổi tâm hồn của mình vào cây đàn, nên đã thể hiện được tâm hồn của người Việt Nam, còn cây đàn Dương cầm của Trung Quốc hiện nay đã được phát triển rất nhiều, chế tạo cũng được nghiên cứu tỷ mỷ, cho nên tiếng đàn và âm thanh hơn đàn Việt Nam rất nhiều, nên sang đây học Thu Thủy thấy rất tốt cho việc sau này về phát triển cây đàn Tam thập lục của Việt Nam.

Giới thiệu với Lệ Quyên về tình thầy trò cũng như sự giao lưu với các sinh viên Trung Quốc, bạn Thủy nói:

Hiện nay ở Nhạc viện Trung Quốc chỉ có 3 lưu học sinh Việt Nam. Có thể nói trong mấy năm học ở trường, Thu Thủy đã được các thầy cô và bạn bè giúp đỡ rất nhiều kể cả khi học tiếng và học chuyên môn. Thu Thủy cảm thấy rất may mắn xung quanh mình có các thầy cô và các bạn tốt. Điều để lại cho Thu Thủy ấn tượng sâu sắc nhất là sự giúp đỡ và yêu mến của các thầy cô và các bạn Trung Quốc dành cho Thu Thủy.

Thưa quý vị và các bạn, đến tham gia diễn tấu còn có bạn Nguyễn Hà Phương đang học đàn Tranh cổ năm thứ nhất ở Nhạc viện Trung Quốc.

Khi giới thiệu với Lệ Quyên về tình hình học tập và sinh họat của của mình, bạn cho biết:

Khi mới sang em một chữ cũng không biết, nhưng cũng may là được Bộ Giáo dục và nhà trường tạo điều kiện cho em hoc̣ Trung văn 1 năm, mà ở trong nước thì nhà trường lại có đào tạo tiếng Anh, nên sang đây dùng tiếng Anh để học tiếng Trung. Sau một năm học tiếng Trung thì chuyển sang học chuyên ngành. Em hiện nay học đàn tranh cổ, nhưng ở Việt Nam thì chỉ có đàn tranh hay còn gọi là đàn Thập lục, trông bề ngoài thì to nhỏ khác nhau, nhưng khi học và diễn tấu thì hoàn toàn khác nhau. Nếu như chưa học qua đàn tranh của Việt Nam thì có lẽ sẽ dễ hơn, nhưng để bảo tồn được cái nét độc đáo của cây đàn Việt nam và diễn tấu được tốt đàn tranh cổ của Trung Quốc thì cảm thấy khó hơn.

Nói về cảm nghĩ của mình đối thầy cô và các bạn Trung Quốc, bạn Phương cho biết:

Thầy cô và các bạn hết sức giúp đỡ Phương trong học tập, mà nhất là khi biết Phương là học sinh Việt Nam thì các thầy nói: "A, tôi yêu Việt Nam." Bất kể là trong sinh hoạt hay cuộc sống, em có khó khăn gì, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ, mà nhất là khi mới vào trường còn nhiều bỡ ngỡ.

Giới thiệu với Lệ Quyên về cảm nhận của mình đối với làng âm nhạc Trung Quốc, bạn Phương cho biết:

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nên nền âm nhạc rất hoành tráng, kể cả nhạc cổ lẫn nhạc trẻ. Là người học về âm nhạc dân tộc, nên tôi nghiên cứu nhiều về nhạc cổ của Trung Quốc. Mỗi một tuần chúng tôi đều đi nghe hòa nhạc để học hỏi, bởi vì âm nhạc không phải chỉ nhìn nốt nhạc và gẩy theo nốt nhạc, mà mình phải nghe nhiều để cảm nhận. Âm nhạc Trung Quốc có truyền thống lâu đời và cách gìn giữ và phát huy rất hiệu quả đáng để chúng tôi học tập.