Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thành Cát Tư Hãn
   2009-10-12 15:10:07    cri

Nghe Online

Trong thời kỳ triều nhà Liêu và Bắc Tống, trên cao nguyên Mông Cổ có một số bộ lạc du mục lớn mạnh như: Mông Cổ, Tac ta, Mia-ơ-si v v. Trong đó, tập đoàn bộ lạc lớn mạnh nhất và có trình độ phát triển xã hội cao nhất là bộ lạc Khư lie và Nai Man ở miền trung và miền tây vùng hoang mạc cực bắc. Nhằm tranh đoạt đồng cỏ, tài sản và nô lệ, giữa các bộ lạc quý tộc Mông Cổ đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Đến khoảng thời kỳ đầu triều nhà Kim và Nam Tống, các quý tộc Si- den- sư Mông cổ đã liên kết thành liên bang quý tộc, bầu Hơ- pu- le- han làm vua đầu tiên thống lĩnh toàn cõi Mông Cổ, nhà vua cùng Den- pa- hai- han và Hu- thu- sư- han đều là người từng chiến đấu lâu năm với các bộ lạc Tac- ta, Mia- ơ- si cũng như triều nhà Kim. Sau khi Hu- thu- sư- han qua đời, liên bang bộ lạc Mông Cổ bị chia thành hai bộ lạc lớn, sau khi thủ lĩnh Pa- a- thu- ơ bị quân Tac- ta hãm hại bằng thuốc độc, con trai là Thiết Mục Chân được sự giúp đỡ của mọi người đã đánh bại người Mia-ơ-si, đoạt được nhiều bộ lạc, nên lực lượng ngày một lớn mạnh.

Năm 1189, Thiết Mộc Chân lúc đó 28 tuổi được quý tộc Si -den -sư bầu làm thủ lĩnh, sự lớn mạnh của bộ lạc này đã trở thành mối uy hiếp lớn đối với địa vị bá chủ của Cha- mu- hơ, ông đã liên kết với các bộ lạc khác gồm hơn 30 nghìn quân phát động cuộc tấn công Thiết Mộc Chân, Thiết Mộc Chân đã chia 30 nghìn quân của mình làm ba ngả, kéo ra chặn đánh ở vùng gần sông Sân- hơ- ơ, một chi trên thượng du sông Khơ- lu- luân ngày nay. Cuối cùng, quân của Thiết Mộc Chân bị thất bại. Nhằm giữ gìn thực lực, Thiết Mộc Chân đã rút lui về cố thủ ở thung lũng Chơ-lê-nia. Tuy Cha-mu-hơ giành được thắng lợi, nhưng các bộ lạc dưới quyền đều không ai tin phục. Còn lực lượng của Thiết Mộc Chân thì không ngừng lớn mạnh do các bộ tộc nô nức đi theo.

Năm 1196, bộ lạc Tac- ta phản bội lại vương triều nhà Kim, triều đình cử tể tướng Wan- den- xiêng dẫn quân đi chinh phạt. Thiết Mộc Chân đã nhân cơ hội này liên hợp với bộ lạc Khơ- lia đánh bại bộ lạc Tác-ta. Sau trận thắng này, vương triều nhà Kim đã phong Thiết Mộc Chân làm thống lĩnh, có thể dùng danh nghĩa triều đình hiệu lệnh các bộ lạc Mông Cổ. Đến năm Khánh Nguyên thứ 6, liên quân Thiết Mộc Chân và triều đình đã đánh bại liên quân Thai- hao- u và Mia- ơ- si ở phía tây thượng du sông Khư-lu-luân ngày nay.

Năm 1201, Thiết Mộc Chân đánh bại liên quân 11 bộ lạc do Cha Mu Hơ làm thủ lĩnh, mà lịch sử gọi là "Trận đánh sông The-ni". Đến năm Gia Thái thứ 2, liên quân Thiết Mộc Chân và triều đình cuối cùng đã đánh bại liên quân Nai- man, Thai- hao- u, Tac-ta và Mia-ơ-si ở vùng Khua- hao- điên, sau đó lại dụ hàng được một số bộ lạc ở vùng Hu-lun-pây-ơ. Như vậy, khu vực phía tây kể từ thượng lưu sông Han Nan đến phía đông từ Đại Hưng An Lĩnh đến cao nguyên Mông Cổ đều thuộc quyền kiểm soát của Thiết Mộc Chân.

Từ đó, trong cuộc chiến tranh đoạt ngôi vua này, địa vị lãnh tụ của Thiết Mộc Chân đã rất rõ ràng, số ít người không chịu phục tùng như Cha- mu- hơ đã không thể nào đứng vững chân, đành dẫn một số ít thuộc hạ rời khỏi bãi chăn nuôi. Sau đó, Thiết Mộc Chân trải qua nhiều trận chiến đấu, lại lần lượt tiêu diệt được một số bộ lạc trên cao nguyên Mông Cổ, cuối cùng thống nhất được toàn cõi Mông Cổ. Ông được thủ lĩnh các bộ tộc Mông Cổ đề cử làm vua, đó chính là Thành Cát Tư Hãn tiếng tăm lừng lẫy. Sau khi lên ngôi vua, Thành Cát Tư Hãn đã dựng nên chế độ quân sự và chính trị, sử dụng văn tự Mông Cổ, khiến Mông Cổ trở thành một nhà nước lớn mạnh.

Cuộc chiến tranh thống nhất các bộ lạc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn chiếm địa vị hết sức quan trọng trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc, trong chiến tranh đã thể hiện được đầy đủ sự hùng tài đại lược và nghệ thuật chỉ huy quân sự cao siêu của Thành Cát Tư Hãn. Trong chiến tranh khinh hết mọi kẻ địch, chú trọng phân rõ địch ta, kết bạn gần đánh kẻ xa, tránh gây ra lắm kẻ thù và coi trọng việc nắm vững tình hình địch, qua đó biết mình biết ta thì mới trăm trận trăm thắng. Đồng thời, nhấn mạnh tập trung ưu thế binh lực, chia cắt bao vây để đạt tới việc tiêu diệt gọn từng toán quân. Chiến thuật cơ động và linh hoạt, khi đánh xa thì phải tốc chiến tốc thắng, "Chiến thuật vảy cá" được sáng tạo trong thời kỳ này đã trở thành di sản ưu tú trong nghệ thuật chỉ huy chiến tranh.