Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tên giặc bán nước Tần Cối
   2009-09-28 17:21:43    cri

Nghe Online

Tần Cối là một đại thần thời Bắc Tống, hai vợ chồng hắn cùng hai vua Huy Tông và Khâm Tông bị giặc Kim bắt làm tù binh, hắn luôn khom lưng quỳ gối trước mặt Kim Thái Tông, khiến nhà vua rất vui lòng, rồi cử hắn đến làm tham mưu quân sự dưới trướng của đại tướng Đạt Lai. Trong khi lực lượng chống giặc Kim của Nam Tống ngày một lớn mạnh, Nhạc Phi và Hàn Thế Trung lãnh đạo các tướng sĩ đánh cho giặc Kim sứt đầu mẻ trán, khiến chúng không thể trụ vững chân tại Trung Nguyên, thì triều nhà Kim bèn cử vợ chồng Tần Cối trở về Nam Tống làm nội gián.

Tần Cối về đến Việt Châu, khi lần đầu tiên được nhà vua triệu kiến, Tần Cối đã ra sức khuyên Cao Tông nên nghị hòa với giặc Kim, hắn thậm trí còn thay triều đình viết sẵn một bức thư cầu hòa, điều này chính hợp với ý vua bèn cử hắn làm Lễ bộ thượng thư, hơn hai tháng sau lại phong hắn là phó Tể tướng, rồi hơn nửa năm sau giữ chức Tể tướng kiêm Khu mật sứ, nắm đại quyền quân chính Nam Tống. Tần Cối lợi dụng chức quyền câu kết với giặc Kim, bức hại trung lương, chính thức sắp đặt trò bỉ ổi bán nước cầu vinh. Tần Cối xúi giục Tống Cao Tông phát ra 12 tấm lệnh bài triệu hồi Nhạc Phi đang liên tiếp đánh thắng giặc Kim trên chiến trường, đã tạo cơ hội cho Ngột Thuật điều chỉnh lại lực lượng đánh xuống miền nam, có rất nhiều Châu, Huyện của Hà Nam vốn được Nhạc Phi thu phục, lại bị rơi vào tay giặc. Tần Cối mượn cớ này liền cử đặc sứ sang nước Kim cầu hòa và ký "Thiệu hưng hòa nghị". Ngột Thuật thấy Nhạc Phi sẽ là mối hậu họa của nước Kim, nên hắn đã sai sứ giả đưa mật thư đến thúc Tần Cối tìm cách hãm hại Nhạc Phi.

Nhạc Phi rất căm phẫn bởi vợ chồng Tần Cối đã gán ghép cho mình đủ thứ tội danh, nhưng ngặt nỗi lại không thể biện bạch vào đâu, ông đành chủ động thôi chức Khu mật phó sứ và nhanh chóng được nhà vua phê chuẩn, nhưng Tần Cối nào có chịu thôi, hắn câu kết với đại tướng Trương Tuấn mua chuộc Vương Quý và Vương Tuấn là bộ tướng của Nhạc Gia Quân, vu khống tướng quân Trương Huấn muốn chiếm cứ Tương Dương, phát động binh biến và giúp Nhạc Phi đoạt lại binh quyền, đồng thời còn vu khống Nhạc Vân con của Nhạc Phi từng viết thư cho Trương Hiến mật bàn về việc này. Do đó, Trương Hiến bị bắt giam vào ngục chùa Đại Lý.

Tần Cối còn mời vua Cao Tông ra lệnh bắt Nhạc Phi và Nhạc Vân đến chùa Đại Lý, rồi cử Ngự sử trung thừa Hà Thao xét hỏi. Nhạc Phi chẳng nói chẳng rằng, bèn cởi áo cho Hà Thao xem bốn chữ "Tinh trung báo quốc" thích trên lưng mình. Hà Thao tỏ ra kinh ngạc không hỏi thêm gì nữa, liền bảo đưa Nhạc Phi về ngục. Hà Thao quay lại xem qua bản án, ông thấy việc khép tội Nhạc Phi mưu phản chẳng có bằng cứ gì, đành phải báo lại với Tần Cối. Tần Cối một mực muốn đưa Nhạc Phi vào chỗ chết, bèn ngấm ngầm sai người thêu dệt tội danh và bức Nhạc Phi viết lời cung, Nhạc Phi chỉ viết lên tám chữ " Thiên nhật chiêu chiêu, thiên nhật chiêu chiêu".

Phàm những người minh oan cho Nhạc Phi đều bị Tần Cối khép tội, lão tướng Hàn Thế Trung không thể nhịn được đã đến hỏi Tần Cối rằng: "Ông bảo Nhạc Phi mưu phản thì chứng cứ đâu ?". Tần Cối ngạo mạn nói: "Nhạc Phi viết thư cho Trương Hiến, tuy không có chứng cứ, nhưng việc này rất có thể là có". Hàn Thế Trung tức giận nói: "Rất có thể, làm sao có thể khiến người thiên hạ phục".

Tần Cối đang do dự vì ép cung không được, mà lập tức giết chết Nhạc Phi cũng không xong, thì vợ hắn còn cay độc hơn hắn, mụ lạnh lùng nói rằng: "Phải biết bắt hổ dễ, mà thả hồ thì khó". Tần Cối nghe vậy liền viết lên một mảnh giấy, rồi sai người bí mật đưa cho ngục tốt. Vào một đêm tháng 1 năm 1142, vị anh hùng dân tộc mới có 39 tuổi này bị hại tại đình Phong Ba, cùng bị hại còn có Nhạc Vân và Trương Hiến. Đây là một tội lỗi do hôn quân và gian thần gây nên, khiến thần dân đều phẫn nộ.

Sau khi Tống Cao Tông mất, Nhạc Phi mới được giải oan, người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ phong cảnh tươi đẹp, về sau lại dựng Nhạc Miếu ở phía đông ngôi mộ, tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" bút tích của Nhạc Phi, tượng Tần Cối được đúc bằng gang, cùng Vương Thị đang còng tay quỳ trước mộ, có đôi câu đối viết rằng: "Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt. Bạch thiết vô cô chú ninh thần".