Đề cập tới âm nhạc Đạo giáo Tô Châu, thì phải nói đến biểu diễn "ném chũm chọe". Biểu diễn "ném chũm chọe" là một phần trong âm nhạc Đạo giáo Trung Quốc, quan hệ giữa biểu diễn "ném chũm chọe" với âm nhạc Đạo giáo giống như quan hệ giữa diễn viên với dàn nhạc. Khi người biểu diễn "ném chũm chọe" biểu diễn trên sân khấu, phải có âm nhạc Đạo giáo đệm theo; người biểu diễn "ném chũm chọe" như thế nào, thì dàn nhạc phải diễn tấu bản nhạc tương ứng. Giống như diễn viên hát trích đoạn nào, dàn nhạc thì phải diễn tấu bản nhạc đó. Như vậy, âm nhạc Đạo giáo lưu truyền hàng nghìn năm đã vươn tới đỉnh cao hoàn mỹ vừa có tiếng vừa có hình, kết hợp biểu diễn sống động với âm nhạc.
Anh Từ Hướng Đông là người kế thừa biểu diễn "ném chũm chọe" Miếu Huyền Diệu, Tô Châu đời thứ 35, trong 8 năm qua, anh đã nắm bắt kỹ năng biểu diễn "ném chũm chọe", một ngày tập ba buổi: sáng, trưa và tối là thói quen hình thành lúc bắt đầu học kỹ năng này. Chũm chọe Đạo giáo làm bằng đồng, dày hơn so với chũm chọe bình thường, nhưng kích cỡ nhỏ hơn, một dây dài màu đỏ xuyên qua cái núm nổi lên ở giữa chũm chọe, dây đỏ dài khoảng 4-5 mét, để tiện cho biểu diễn.
Một buổi sáng tháng 4, trước điện lớn Tam Thanh, Miếu Huyền Diệu, Tô Châu, đạo sĩ trẻ Từ Hướng Đông 24 tuổi đứng quay mặt về hướng nam, cùng với tiếng nhạc nhẹ nhàng, hai cái chũm chọe bay từ trên xuống dưới, vừa phát ra tiếng xoang xoảng, vừa toả sáng chói mắt. Anh Từ Hướng Đông nói, sở dĩ phải ném chũm chọe là có ý nghĩa tôn giáo. Anh nói:
"Ý nghĩa thứ nhất là biển diễn hấp dẫn, thứ hai là trong lễ phép thuật Đạo giáo chúng tôi phải rước thần cá mang lại hạnh phúc cho tín đồ hoặc người đến thắp hương, giúp họ thực hiện tâm nguyện."
Cùng với tiến trình cải cách mở cửa đi vào chiều sâu, hoạt động giao lưu với nước ngoài ngày càng nhiều thêm, Miếu Huyền Diệu từng nhiều lần sang nước ngoài biểu diễn âm nhạc Đạo giáo Tô Châu, và nhận được sự đánh giá cao của các nước.
Âm nhạc Đạo giáo Tô Châu có lịch sử lâu đời, có giá trị văn hóa và giá trị lịch sử. Cùng với sức ảnh hưởng của âm nhạc Đạo giáo Tô Châu ngày càng được mở rộng, Miếu Huyền Diệu đã đưa biểu diễn âm nhạc Đạo giáo vào chương trình biểu diễn thường ngày. Biểu diễn nghệ thuật này vừa phong phú thêm nội hàm du lịch Miếu Đạo giáo có lịch sử nghìn năm, vừa tạo một cơ hội cho du khách khắp nơi trên thế giới thưởng thức và cảm nhận nghệ thuật Đạo giáo Trung Quốc. Cùng với việc Chính phủ tăng cường chính sách hỗ trợ, nghệ thuật Đạo giáo Trung Quốc sẽ được tiếp thêm sức sống mới. 1 2 |