Chứng tỳ hư huyết ứ với những biểu hiện trong lâm sàng là dạ dày đau tức trong thời gian dài, đau ở chỗ cố định, sợ bị ấn, ăn xong càng đau hoặc kèm theo chứng nôn ra máu, phân đen. Lưỡi tím hoặc có ban, mạch huyền, mạch không trơn.
Bột vỏ trứng gà:
Nguyên liệu: Bột vỏ trứng gà 6 gam, muối tinh 2 gam, vi-ta-min C dạng viên 0,6 gam.
Phối chế: Vỏ trứng gà nghiền thành dạng bột, lấy 6 gam trộn đều với hai nguyên liệu khác nói trên, đựng trong bình để dùng khi cần thiết. Liều lượng trên là liều lượng sử dụng trong 1 ngày.
Công hiệu: Hòa vị cầm máu.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng làm 3 lần, 3-5 ngày là một đợt điều trị.
Canh Sơn tra-Sơn Dược(Hoài sơn)-cá Chép:
Nguyên liệu: Cá chép 1 con nặng khoảng 300 gam, Sơn tra 30 gam, Sơn Dược (Hoài sơn) 30 gam.
Phối chế: Rửa sạch cá Chép, thái thành dạng miếng, dùng gừng tươi phi thơm, Sơn tra, Sơn Dược (Hoài sơn) và cá Chép vào nồi, cho thêm lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun sôi, đổi thành lửa nhỏ nấu từ 1-2 tiếng đồng hồ, cho thêm gia vị là có thể dùng.
Công hiệu: Dưỡng máu bổ trung, cầm máu phá ứ.
Cách dùng và liều lượng: Uống canh ăn cá, dùng trong bữa ăn.
Cháo Tiên hạc thảo:
Nguyên liệu: Tiên hạc thảo 20 gam, bột Tam thất 10 gam, gạo nếp 250 gam.
Phối chế: Gạo nếp nấu cháo với lượng nước vừa phải, đợi cháo chín nhừ cho Tiên hạc thảo và bột Tam thất vào nồi, nấu thêm 20 phút là có thể dùng.
Công hiệu: Dưỡng huyết bổ trung, cầm máu tiêu viêm.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng 2 lần với liều lượng vừa phải, 5 ngày liền là một đợt điều trị.
Chứng hàn nhiệt đảo lộn với những biểu hiện trong lâm sàng là: Đau tức dạ dày, lúc đau mong làm cho dạ dày ấm lên và mong được xoa bóp, trong người cảm thấy khó chịu, hay bị ợ bị nấc, lười ăn, mồm khô, mồm đắng, táo bón, lưỡi to có vết răng, rêu lưỡi vàng, hoặc nửa vàng nửa trắng. Mạch huyền.
Cao khoai tây-mật ong:
Nguyên liệu: Khoai tây tươi 1000 gam, mật ong lượng vừa phải.
Phối chế: Khoai tây thái chỉ, giã nát, vắt nước, cho nước khoai tây vào nồi đun sôi bằng lửa to, đổi thành lửa nhỏ nấu đến mức cô đặc thành dạng dính, cho thêm mật ong lượng gấp đôi, tiếp tục nấu thành dạng đặc thì tắt lửa, để nguội đựng trong bình để dùng khi cần thiết.
Công hiệu: Hòa vị hòa trung.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa, dùng trong lúc đói bụng.
Nước cốt cải bắp tươi-kẹo mạch nha:
Nguyên liệu: Cải bắp tươi, kẹo mạch nha lượng vừa phải.
Phối chế: Dùng nước đun sôi nguội rửa cải bắp, giã nát, bọc trong vải màn vắt lấy nước.
Công hiệu: Thanh nhiệt giảm đau, chóng lành vết thương.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng một cốc nước cốt cải bắp tươi-kẹo mạch nha ấm trước bữa sáng và bữa tối, uống cùng kẹo mạch nha lượng vừa phải. Mỗi ngày dùng 2 lần, 10 ngày là một đợt điều trị.
Chè chống chứng viêm loét:
Nguyên liệu: Chè 250 gam, đường kính 250 gam.
Phối chế: Hai nguyên liệu kể trên với lượng nước vừa phải, đun sôi vài lần, đợi đến nguội thì lọc bã lấy nước, đựng trong bình sạch, đậy kín nắp, để ở chỗ thoáng mát khô ráo. 6-12 ngày sau, nếu mầu chè đổi thành mầu rượu lâu năm, trên có lớp váng là có thể dùng, nếu chưa hình thành lớp váng, thì vẫn phải để thêm 7-14 ngày mới có thể dùng.
Công hiệu: Hòa trung thấm thấp, tiêu viêm, chóng lành vết thương.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 2 lần, lần lượt dùng 1 thìa chè nói trên vào bữa sáng và bữa tối sau khi hấp nóng. |