Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc: Gấm Lê tỉnh Hải Nam
   2009-09-02 14:56:43    cri

Ở tỉnh Hải Nam miền nam Trung Quốc, có một loại sản phẩm dệt may gọi là gấm Lê, công nghệ sản xuất gấm Lê do đồng bào dân tộc Lê—một trong những dân tộc thiểu số Trung Quốc phát minh và kế thừa, được tôn vinh là "Hoá thạch sống tiêu biểu văn hóa dân tộc Lê".

Hơn 3000 năm trước, tổ tiên dân tộc Lê ngẫu nhiên phát hiện một loại thực vật đẹp mắt. Thực vật hoang dã mọc ở đảo Hải Nam này được gọi là Gi-bây theo tiếng dân tộc Lê. Phụ nữ dân tộc Lê lấy sợi tơ từ loại thực vật này, rồi sản xuất gấm Lê bằng thủ công, gấm Lê là một trong những sản phẩm dệt bông xuất hiện sớm nhất thời cổ đại Trung Quốc. Gấm Lê có màu sắc tươi sáng, mang đậm phong cách khoa trương và lãng mạn, trên gấm có hoa văn đẹp, màu sắc hài hoà, hình ảnh chim, thú, hoa, cỏ, nhân vật rất sống động, và thể hiện đặc sắc dân tộc Lê về các mặt xe, dệt, nhuộm và thêu. Gấm Lê được dùng để may váy ống, áo cánh, khăn đội đầu, mũ, dây lưng, yếm, tạp dề v.v.

Đến nay, người ta vẫn không thể khám phá bí quyết một số biện pháp dệt may gấm Lê. Bà Thời Hải Anh là một nghệ nhân tỉnh Cam Túc đến làm việc ở tỉnh Hải Nam, bà nghiên cứu gấm Lê nhiều năm, nhưng vẫn chưa khám phá bí quyết dệt chăn rồng của phụ nữ dân tộc Lê thời cổ đại, bà rất khâm phục trước sự thông minh và tài giỏi của phụ nữ dân tộc Lê thời cổ đại. Bà nói:

"Phụ nữ dân tộc Lê thời cổ thật là thông minh. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa khám phá bí quyết dệt chăn rồng ngày xưa. Chăn rồng được dệt rất dày, nhưng không có tính co giãn, chăn rồng do chúng tôi dệt hiện nay chưa đạt trình độ ngày xưa."

Mấy nghìn năm qua, công nghệ lâu đời này do phụ nữ dân tộc Lê phát minh truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, ở các thôn làng dân tộc Lê tỉnh Hải Nam, phụ nữ dân tộc Lê vẫn dùng máy dệt truyền thống dệt gấm Lê đẹp mắt, sống cuộc sống hạnh phúc. Công ty phát triển văn hóa Lê Cẩm Phường, Ngũ Chỉ Sơn đã thành lập 3 năm, ông Lư Thiếu Tuệ, Giám đốc chuyên trách cơ sở sản xuất cho biết, công ty có hơn 20 thợ dệt gấm địa phương, thợ tuổi cao nhất lên tới 80 tuổi.

Gấm Lê chủ yếu dệt bằng sợi bông, gai, bông gạo. Sau khi lấy về những nguyên liệu này từ núi, trước tiên thả xuống sông ngâm vài ngày, rồi dùng tre mỏng cạo bỏ lớp vỏ ngoài, sau đó cho vào nấu, sau khi phơi khô rút thành sợi, xe thành sợi nhỏ, dùng để dệt vải.

Đồng bào dân tộc Lê dùng nhiều loại thực vật hoang dã làm vật liệu nhuộm màu, nhuộm sợi vải thành các màu rực rỡ. Thuốc nhuộm màu xanh lá cây và màu xanh chủ yếu chế biến từ lá cây, thuốc nhuộm màu vàng, màu tím và màu đỏ chủ yếu chế biến từ hoa và quả.

Ngoài công nghệ xe, dệt, nhuộm ra, thêu cũng là một trong bốn công nghệ chính truyền thống của dân tộc Lê, chia thành công nghệ thêu một mặt và thêu hai mặt, trong đó, công nghệ thêu hai mặt đặc biệt độc đáo. Bà Thời Hải Anh, nghệ nhân thêu gấm cho biết, công nghệ thêu hai mặt ở Bảo Đình, tỉnh Hải Nam rất đặc sắc. Bà nói:

"Công nghệ thêu hai mặt ở Bảo Đình rất nổi tiếng, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 4-5 người thợ biết thêu hai mặt, số người rất ít. Vì vải ở nơi đó là một loại vải rất đặc biệt, chỉ có ở nơi đó, hầu như không có biện pháp thêu tương tự trong nước, chỉ ở Bảo Đình, tỉnh Hải Nam mới có."

Gấm Lê chủ yếu lấy màu đen, màu nâu làm màu nền, màu xanh lá cây, màu đỏ, màu trắng, màu xanh, màu vàng xen kẽ nhau, hình thành hiệu quả nghệ thuật màu sắc đối chiếu mạnh mẽ. Gấm Lê có hơn 160 hoa văn do đường thẳng, đường song song, hình vuông, hình tam giác, hình thoi và những đồ án hình học khác hình thành. Hoa văn phong phú đa dạng, đẹp đẽ vô cùng đã thể hiện đặc sắc miền nam Trung Quốc.

Gấm Lê đẹp mắt rất được hoan nghênh trên thị trường, xuất khẩu sang Đông Nam Á. Do đây là một công nghệ truyền thống, thợ sản xuất gấm Lê mong rằng có càng nhiều người trẻ học hỏi và kế thừa công nghệ gấm Lê.