Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Việc bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số Quảng Tây minh chứng cho sự đoàn kết dân tộc
   2009-08-31 16:48:54    cri

Nghe Online

Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở miền tây nam Trung Quốc là khu vực có số dân dân tộc thiểu số đông nhất của Trung Quốc, có 12 dân tộc thiểu số có nguồn gốc lâu đời như dân tộc Choang, Hán, Dao, Mèo và 44 dân tộc thiểu số khác sinh sống trên địa bàn. Ở Quảng Tây, chúng ta không những có thể thưởng thức bài ca điệu múa còn nguyên vẹn nét hoang sơ của dân tộc Choang, mà còn có thể thưởng thức tiếng đàn bầu độc đáo của dân tộc Kinh, văn hoá dân tộc thiểu số được bảo tồn hữu hiệu ở đây đã minh chứng cho sự hài hòa và đoàn kết dân tộc của Quảng Tây.

Bài hát mời rượu hát là bài hát trong lúc đón khách của "dân tộc Choang áo ngắn" của thôn Bản Giá xã Bảo Xu huyện Đại Tân thành phố Sùng Tả Quảng Tây. Thôn Bản Giá là một thôn đặc sắc nhất và mang tính đại diện nhất cho bản sắc văn hóa huyện Đại Tân Quảng Tây, là một chi của dân tộc Choang, cách ăn mặc và phong tục tập quán của người Bản Giá khác xa so với làng bản dân tộc Choang xung quanh. Cô gái thôn Bản Giá thích mặc áo ngắn, váy dài, cho nên được gọi là "dân tộc Choang áo ngắn", họ đã giữ gìn những phong tục tập quán của rất nhiều bộ lạc cổ của dân tộc Choang, chẳng hạn như cơm nếp 5 màu, làm bánh dày, dệt vải vv, ngoài ra, ca múa dân tộc của "người dân tộc Choang áo ngắn" Bản Giá cũng hết sức độc đáo, chẳng hạn như bài hát đón khách và tiễn khách, bài hát mời rượu, bài hát ru con vv, đều giữ rất hoàn hảo.

Bác Nông Đình Hưng, 68 tuổi là đội trưởng Đội biểu diễn văn nghệ người Choang áo ngắn thôn Bản Giá. Dưới sự cố gắng của bác, văn hoá người Choang áo ngắn của thôn Bản Giá trong những năm qua đã đi ra khỏi vùng sâu vùng xa, dần dần được trong và ngoài nước biết đến. Bác Nông Đình Hưng nói, về mặt bảo tồn và quảng bá văn hoá "người Choang áo ngắn", bác đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

"Chính quyền hết sức quan tâm công tác dân tộc, tôi được Ủy ban dân tộc thành phố Sùng Tả và Cục dân tộc huyện Đại Tân ủng hộ nhiều nhất, hai cơ quan này thường giúp đỡ tôi về mặt kinh phí, chẳng hạn như tổ chức chúng tôi đi Nam Ninh giới thiệu quảng bá, tham gia các cuộc thi hát vv. Với sự giúp đỡ đó, chúng tôi dần dần được mọi người biết đến và chúng tôi được làm bạn với nhân dân khắp các nước trên thế giới."

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Sùng Tả Quảng Tây Tưởng Liên Sinh nói, dân số dân tộc Choang thành phố Sùng Tả chiếm 88,5% tổng dân số thành phố, văn hoá dân tộc thiểu số địa phương được bảo tồn và phát triển không thể tách rời với ba nhân tố sau đây:

"Một là chính sách dân tộc Trung Ương được thực hiện rất tốt ở đây, chẳng hạn như trợ cấp của Trung ương đối với khu vực dân tộc rất đúng mức; hai là chính quyền địa phương chúng tôi hết sức tôn trọng phong tục tập quán của dân tộc thiểu số, như vậy có lợi cho hội nhập vào đại gia đình; ba là những năm qua quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN phát triển hài hòa, đã tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho khu vực biên giới."

Trong việc bảo tồn và kế thừa văn hóa dân tộc thiểu số Quảng Tây, ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc mạnh mẽ của người dân địa phương cũng phát huy vai trò to lớn. Tại 3 đảo dân tộc Kinh thành phố Đông Hưng, người kế thừa Đàn bầu di sản văn hoá phi vật thể cấp Khu Tự trị Tô Xuân Phát luôn góp phần vào việc kế thừa và phát triển nghệ thuật cổ truyền, quý giá của dân tộc Kinh.

Đàn bầu là nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Kinh, là biểu tượng văn hóa của dân tộc Kinh. Là người kế thừa nghệ thuật đàn bầu, nghệ nhân Tô Xuân Phát đã tổ chức lớp đào tạo đàn bầu miễn phí từ đầu năm 90 thế kỷ trước, kiên trì đào tạo người kế thừa đàn bầu. Tính đến nay, đã đào tạo được hơn 200 học sinh, trẻ nhất mới có 5 tuổi, nhiều tuổi nhất là 80 tuổi. Nghệ nhân Tô Xuân Phát nói, những học sinh này không những là người dân tộc Kinh, mà còn có các dân tộc khác như dân tộc Hán, dân tộc Choang vv, các dân tộc đã đi lại với nhau, trở thành anh em một nhà bởi yêu âm nhạc, yêu đàn bầu.

"Học sinh của tôi có dân tộc Mèo, dân tộc Dao, còn có dân tộc khác, tôi không nhớ hết, ai nấy đều thích đàn bầu; bất cứ là người dân tộc nào đến theo học, tôi đều nhiệt tình giảng dạy, đều khuyến khích họ học tốt đàn bầu."

Quả thật, văn hóa truyền thống là sự ghi chép đối với lịch sử và phát triển của đất nước, Chính phủ Trung Quốc luôn cố gắng bảo tồn nghệ thuật văn hoá dân tộc thiểu số. Phóng viên I-ta-li-a An-giê-lít nói, khi anh phỏng vấn ở Quảng Tây, anh phát hiện dân tộc thiểu số địa phương vẫn giữ phong tục truyền thống của dân tộc mình.

"Quảng Tây là một trong những khu tự trị có văn hóa dân tộc đặc sắc nhất của Trung Quốc, ở đây có rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trong quá trình phỏng vấn đưa tin, điều khiến tôi cảm thấy bất ngờ nhất là cuộc sống hàng ngày của người dân dân tộc thiểu số tại nông thôn, họ sống rất vui vẻ, bởi vì họ tôn trọng truyền thống của mình, không vì sự phát triển của khoa học xã hội mà thay đổi phong tục tập quán của mình."