Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các món ăn chữa trị bệnh động mạch vành do hàn khí bị ứ và đờm ùn tắc gây nên
   2009-08-20 15:36:47    CRIonline
Động mạch vành là tên gọi tắt của bệnh tim do xơ cứng động mạch gây nên, cũng có tên gọi là bệnh tim thiếu máu, là bệnh tim nguy hiểm nhất thường thấy xảy ra trong người đứng tuổi và cao tuổi. Những biểu hiện chủ yếu trong lâm sàng là thường xảy ra đau tim hoặc đau lồng ngực, cơn đau có thể chạy lên vai bên trái hoặc tác động tới bên trong cánh tay trái, trường hợp này thường hay kèm theo các triệu chứng mặt tái xanh, tức ngực, khó thở v.v, nói chung kéo dài từ 1 đến 5 phút, nghỉ một lúc hoặc dùng thuốc Axit Nitrơglixerin sẽ có thể dịu lại một cách nhanh chóng. Thông thường là do các nhân tố như lao động quá sức, xúc động, bị lạnh, sau khi ăn no, hút thuốc lá v.v gây nên.

Chứng hàn khí bị ứ tắc với những biểu hiện trong lâm sàng là: Tức ngực, đau ngực, phát bệnh sau khi bị lạnh, hởi thở ngắn, tức ngực, trường hợp nghiêm trọng hiện tượng đau ngực sẽ dẫn đến đau thúc sau lưng, đau lưng dẫn đến đau nhói vùng tim, sợ lạnh, mặt xanh, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng, lưỡi trơn, lưỡi nhờn hoặc tím, mạch căng.

Canh trứng chim Cút-Hồng Sâm-Đương Quy-Nhục Quế và Đan Sâm:

Nguyên liệu: Trứng chim Cút 10 quả, Hồng Sâm 5 gam, Đương Quy 5 gam, Nhục Quế 5 gam, Đan Sâm 5 gam.

Phối chế: Dùng Hồng Sâm, Đương Quy, Nhục Quế và Đan Sâm sắc nước, đập trứng chim Cút vào bát, đổ nước thuốc vào và quấy đều, cho thêm 2-5 gam tôm khô, ít muối và dầu vừng, cho vào hấp chín.

Công hiệu: Ôn dương khử hàn, phá ứ giảm đau.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày một lần, 7-10 ngày là một liều trình.

Cháo Hẹ:

Nguyên liệu: Thân Hẹ 10 gam, thân Hành 2 cây, rau mùi lượng vừa phải, gạo Lốc 100 gam.

Phối chế: Thái thân Hẹ và thân Hành thành từng khúc, mỗi khúc khoảng 3-4 cen-ti-mét, cùng gạo Lốc cho vào nồi đất, lượng nước vừa phải, nấu cháo bằng lửa nhỏ, đợi cháo chín nhừ thì bỏ rau mùi thái nhỏ vào nấu thêm chốc lát là có thể dùng.

Công hiệu: Thông dương tán hàn, hành khí phá ứ.

Cách dùng và liều lượng: Dùng cháo khi còn nóng. Có thể lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối.

Nhân Sâm-chim Sẻ:

Nguyên liệu: Chim Sẻ 10 con, Hồng Nhân Sâm 5 gam, Chế Phụ thái nhát 5 gam, Nhục Quế 3 gam. Hạt Tiêu 1 gam.

Cách dùng và liều lượng: Giã qua các nguyên liệu kể trên (không cần giã kỹ lắm), lần lượt nhét các vị thuốc dạng vụn nói trên vào bụng 10 con chim Sẻ, đưa lên bát, cho thêm muối, hành, gừng, tỏi và hương liệu lượng vừa phải, hấp 30 phút, lấy thuốc ra, cho vào dầu chả đến thơm giòn là được.

Công hiệu: Ích khí ôn dương, hoạt huyết thông kinh lạc.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 con, có thể dùng liền trong nửa tháng.

Chứng đờm tắc dẫn đến ngạt thở với những biểu hiện trong lâm sàng là: Tức ngực, đau ngực, lúc nhẹ lúc nặng, lúc đau quặn, đau ở chỗ cố định, xuất hiện triệu chứng béo phì, nặng người, đầy bụng, trướng bụng, buồn nôn, lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi dầy và đục, mạch không trơn hoặc mạch huyền.

Rượu Vỏ dưa-Cát Căn-Hồng Hoa:

Nguyên liệu: Vỏ dưa 25 gam, Cát Căn 25 gam, Hồng Hoa 15 gam, Huyền Hồ 20 gam, Đào Nhân 20 gam, Đan Sâm 30 gam, Đàn Hương 15 gam.

Phối chế: Chọn lọc các vị thuốc kể trên và đựng vào một bình to, ngâm với rượu Cao Lương từ 800-1000 mi-li-lít trong thời gian một tháng là có thể dùng.

Công hiệu: Tiêu đờm phá ứ, thông kinh lạc giảm đau.

Cách dùng và liều lượng: Uống rượu vào buổi tối hàng ngày, mỗi lần 10 mi-li-lít, đồng thời dùng rượu lau huyệt Thiện Trung 1 lần, áp dụng phương pháp này từ 7-10 ngày liền.