Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Hấp Nghiễn Hoàng Sơn
   2009-08-19 16:57:49    CRIonline

Bút, mực, giấy, nghiên là công cụ viết thư pháp Trung Quốc, người ta thường gọi là "Văn phòng tứ bảo", nghĩa là 4 công cụ không thể thiếu được trong thư phòng của văn nhân Trung Quốc. Trong đó, vì vật liệu quý báu, công nghệ cầu kỳ, nghiên mực được người cổ đại tôn vinh là "công cụ xếp vị trí hàng đầu trong văn phòng tứ bảo", rất được văn nhân mặc khách yêu quý. Ở thành phố Hoàng Sơn tỉnh An Huy Trung Quốc, có một loại nghiên mực tên Hấp Nghiễn, là một trong 4 nghiên mực nổi tiếng nhất Trung Hoa, tính đến nay đã có hơn 1200 năm lịch sử, sở dĩ có tên Hấp Nghiễn là vì được sản xuất ở Hấp Châu vào đời Đường và đời Tống.

Hiện nay, toàn bộ nghiên mực được khai thác và sản xuất ở Hoàng Sơn tỉnh An Huy đều được gọi là Hấp Nghiễn, và huyện Hấp được coi là "quê hương Hấp Nghiễn Trung Quốc". Hấp Nghiễn có lịch sử lâu đời, sớm nhất là được phát hiện vào đời Đường Trung Quốc, hiện nay công nghệ chế tạo Hấp Nghiễn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc. Ông Tào Giai Minh, người kế thừa công nghệ chế tạo Hấp Nghiễn cấp quốc gia Trung Quốc đã cho phóng viên biết quá trình phát hiện Hấp Nghiễn. Ông nói:

"Hấp Nghiễn bắt đầu xuất hiện từ thời Khai Nguyên đời Đường. Lúc đó, ở Huy Châu có một người thợ săn bắn họ Diệp, khi săn bắn ở Vụ Nguyên, anh tình cờ phát hiện một viên đá trong lòng sông, vì viên đá rất đẹp, anh đã mang về, rồi chế tạo thành nghiên mực. Kể từ lúc đó, Hấp Nghiễn đã rất được văn nhân mặc khách yêu thích."

Theo ghi chép, ngay trong thời kỳ Thịnh Đường thế kỷ thứ 8 công nguyên, Hấp Nghiễn đã rất thịnh hành. Năm 1976 từng khai quật ra Hấp Nghiễn đời Đường ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Hấp Nghiễn này có vật liệu mịn màng, màu trong suốt, là Hấp Nghiễn quý báu được chế tạo thời kỳ đầu. Sau đời Đường, Hấp Nghiễn đã thu được bước phát triển to lớn. Vào đời Tống, quy mô khai thác đá Hấp được mở rộng, Hấp Nghiễn chất lượng cao liên tiếp xuất hiện. Năm 1953, 17 cái Hấp Nghiễn khai quật ra ở huyện Hấp, có chất liệu và tạo hình khác nhau, công nghệ rất cầu kỳ, thể hiện lên gương mặt tuyệt vời không gì sánh được của đá Hấp. Vào những năm giữa thập niên 80 thế kỷ 20, Hấp Nghiễn xếp vào vị trí hàng đầu trong ngành chế tạo nghiên mực ở cả nước Trung Quốc, và nhận được chứng chỉ "Của quý Quốc gia" với chất lượng cao.

Hấp Nghiễn chủ yếu có bốn loại màu: màu đen, màu tím, màu xanh lá cây và màu vàng. Chất liệu trong suốt, lấp lánh, có đường vằn chặt chẽ, mực mài ra từ Hấp Nghiễn rất mịn mượt, và không làm hư bút lông. Chất lượng Hấp Nghiễn được đánh giá từ nhiều góc độ gồm thị giác, xúc giác, thính giác v.v. ông Tào Giai Minh, người kế thừa công nghệ chế tạo Hấp Nghiễn cấp quốc gia Trung Quốc cho biết:

"Hấp Nghiễn là một loại nghiên mực nổi tiếng, phương thức đánh giá gồm nhiều phương pháp như sau: thứ nhất là 'nhìn', vì Hấp Nghiễn có một đặc điểm là đường vân rõ nét; thứ hai là "sờ", vì Hấp Nghiễn có một đặc điểm lớn là khi sờ nghiên, người ta cảm thấy như sờ khuôn mặt đứa bé, chất liệu rất trơn và mịn màng; thứ ba là "gõ", khi gõ, Hấp Nghiễn phát ra âm thanh như tiếng kim loại, rất vui tai, hơn nữa đặc biệt sâu lắng."

Với bố cục đồ án khéo léo và công nghệ chạm trổ tuyệt vời, Hấp Nghiễn là một viên ngọc sáng chói long lanh trong hàng mỹ nghệ truyền thống Trung Quốc. Công nghệ chế tạo Hấp Nghiễn khá phức tạp, nghệ thuật chạm trổ là trung tâm, gồm nhiều công đoạn như chọn đá, cấu tứ, tạo hình, thiết kế đồ án, chạm trổ, đánh bóng, chế tạo hộp đựng nghiên v.v.

Thợ chế tạo Hấp Nghiễn Trung Quốc giỏi về vận dụng thư pháp, nghệ thuật khắc triện, thơ, phong cảnh vào sáng tác, áp dụng các thủ pháp như lối vẽ tế vi, trừu tượng v.v, dày công cấu tứ theo chất liệu, hình dáng và đường vân. Hấp Nghiễn còn giỏi về xử lý tỳ vết, sứt mẻ tồn tại trên đá, biến nhược điểm trên chất đá thành điểm hấp dẫn.

Ngoài giá trị thực dụng ra, giá trị nghệ thuật, giá trị khảo cổ v.v của Hấp Nghiễn không ngừng được khai thác, nhận được càng nhiều người yêu thích và cất giữ. Ông Vương Tổ Vĩ, bậc thầy Mỹ nghệ Trung Quốc nói:

"Hấp Nghiễn chủ yếu có 2 giá trị, giá trị vật thể và giá trị phi vật thể. Về giá trị vật thể, đá Hấp phải mất hàng chục nghìn năm mới có thể hình thành, sau khi được khai thác các triều đại đời Đường, đời Tống, đời Nguyên, đời Minh và đời Thanh, đá chế tạo loại nghiên mực này đã rất ít. Giá trị phi vật thể gồm ý tưởng sáng tạo, thiết kế, chạm trổ, và công nghệ hết sức cầu kỳ bao gồm chạm nổi, chạm nửa hình tròn, chạm rỗng v.v. Nghệ thuật chạm trổ nghiên mực đã thể hiện giá trị văn học, nghệ thuật và triết học."