Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Phạm Trọng Yêm tâm ưu thiên hạ
   2009-08-17 15:14:57    CRIonline

Nghe Online

Năm 1014 công nguyên, Tống Chân Tông dẫn bá quan sang Hào Châu?Tức huyện Hào, tỉnh An Huy ngày nay?vào hành hương Thái Thanh Cung, đoàn người ngựa rầm rộ đi qua Nam Kinh, khiến cả thành phố trở nên náo động, mọi người nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan, duy có một học trò là vẫn đóng cửa ngồi trong nhà lặng lẽ đọc sách. Khi một người bạn học chạy đến bảo anh ta rằng: "Hãy mau ra mà xem, đây là dịp may hiếm có, chớ nên bỏ lỡ ". Anh ta vẫn cúi đầu vào trang sách, miệng lẩm bẩm rằng: "Sau này gặp cũng chẳng muộm", rồi lại chăm chú học tiếp. Năm sau, anh chàng thi đỗ tiến sĩ, được gặp mặt vua. Người này chính là Phạm Trọng Yêm, nhà cải cách tư tưởng vĩ đại triều Bắc Tống sau này.

Phạm Trọng Yêm từ nhỏ cha mất sớn, người mẹ Tạ Thị đành phải ẵm con tái giá với một người họ Chu ở huyện Trường Sơn- Sơn Đông. Năm 21 tuổi, Phạm Trọng Yêm theo học tại chùa Lễ Tuyền trên núi Trường Sơn, trải qua những năm tháng học tập hết sức gian khổ. Sau khi thành đạt, trong hơn mười mấy năm sau đó, Phạm Trọng Yêm luôn đảm nhiệm một chức quan nhỏ tại địa phương. Do ông làm được nhiều việc ích nước lợi dân, nên được điều đến trung ương, phu trách chỉnh lý và hiệu đĩnh sách trong lầu sách của nhà vua. Sau đó, vì ông làm mếch lòng Lưu Thái Hậu, nên bị phát vãng đến phủ Hà Trung.

Sau khi Lưu Thái Hậu qua đời, Phạm Trọng Yêm lại được triệu vào triều đình nhậm chức Hữu Tư Gián. Năm 1033 công nguyên, các vùng Kinh Đông và Giang Hoài xảy ra đại hạn và nạn châu chấu, Phạm Trọng Yêm dâng sớ xin nhà vua cử quan viên đi cứu nạn, vua không những không nghe, mà còn lao vào viên ăn chơi xa xỉ. Phạm Trọng Yêm tức giận bèn đến chất vấn nhà vua, vua chẳng biết nói sao đành cử ông đi chống hạn. Phạm Trọng Yêm đến vùng bị hạn, mỗi khi đến đâu đều mở kho phát gạo và tuyên giảm phần nào mức tô thuế, ông còn đem cỏ dại mà dân ăn trong lúc đói kém đến dâng nhà vua, mong vua đưa cho mọi người trong hoàng gia cùng xem. Do Phạm Trọng Yêm mạnh dạn dâng sớ khuyên vua, khiến nhà vua tức giận lại đuổi ông ra khỏi triều đình.

Tháng 4 năm 1034 công nguyên, tình hình giữa Tống và Hạ vừa được hòa hoãn, Tống Nhân Tông lại điều Phạm Trọng Yêm về Đông Kinh nhậm chức phó Tể Tướng, cùng phó sứ Khu mật là Phú Bật và Hàn Kỳ v v gánh vác việc triều chính. Bấy giờ, bộ máy quan liêu trong triều đình không ngừng bành trướng, hiệu xuất hành chính ngày một thấp, số lượng quân đội ngày một tăng lên, mối hiểm họa trong và ngoài nước luôn luôn xảy ra, đã tăng thêm gánh nặng cho dân, tình hình tài chính nhà nước bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đứng trước tình hình này, vua Tống Nhân Tông đã năm lần bảy lượt triệu gặp đám người Phạm Trọng Yêm, đốc thúc họ phải lập tức đưa ra phương án.

Cuối năm đó, Phạm Trọng Yêm cử một tốp Án Sát Sứ đi các nơi kiểm tra hành vi quan lại, ông mỗi khi nhận được báo cáo của họ, đều không do dự gạch ngay tên những người không xứng chức trong danh sách quan chức. Phú Bật và Hàn Kỳ thấy vậy rất lo ngại đều khuyên ông, nhưng Phạm Trọng Yêm điềm nhiên trả lời rằng: "Một nhà khóc còn hơn là bao nhiêu nhà phải khóc".

Có khá nhiều quan viên chính trức trong triều đều ca ngợi chiếu lệnh cải cách cùa Phạm Trọng Yêm, . nhưng cuộc cải cách này đã xúc phạm tới thế lực phong kiến mục nát, hạn chế đặc quyền của đại quan liêu, nên họ đã tụ tập lại đả kích chính sách mới, vu khống đám Phạm Trọng Yêm kéo bè kết phái và mưu toan lập thế lực riêng.

Vua Tống Nhân Tông vốn không để ý tới những lời nói này, nhưng khi thấy thế lực phản đối chính sách mới ngày càng mạnh mẽ, nên cũng bị giao động và mất hết lòng tin đối với cuộc cải cách. Nhà vua cách chức Phạm Trọng Yêm và điều ông đi Đặng Châu.

Sau khi đến Đặng Châu, Phạm Trọng Yêm đã viết bài "Nhạc Dương lâu ký" nổi tiếng, ca ngợi phong cảnh thơ mộng trên hồ Động Đình, ông mượn cảnh tả tình, khuyên các chí sĩ chớ thương sót trước cảnh ngộ của mình, gạt bỏ sự được mất cá nhân, hãy "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Hai câu này đã khái quát được sự đeo đuổi và chuẩn mực làm người của Phạm Trọng Yêm. Đồng thời, cũng đã khái quát được tư tưởng vì nước vì dân của ông.