Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Chuyện cổ tích của nhà văn Pushkin được thể hiện bằng Kinh kịch Trung Quốc
   2009-08-14 15:41:00    cri

Nghe Online

Chuyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của nhà văn Pushkin là một câu chuyện ai ai cũng biết trên thế giới. Đầu tháng 8, Đoàn Kinh kịch Quốc gia Trung Quốc cùng Viện Nghiên cứu Hý kịch trường Đại học Bắc Kinh phối hợp đưa ra vở kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" thể hiện bằng Kinh kịch, đã thu hút đông đảo khán giả thanh thiếu niên. Đây là một sự cố gắng lớn nhằm kế thừa nghệ thuật Kinh kịch sau khi cơ quan hữu quan Trung Quốc ra chính sách "Đưa môn học Kinh kịch vào trường học".

Chị Từ Huỳnh đóng vai con cá vàng, là diễn viên trẻ xuất sắc của Đoàn Kinh kịch Quốc gia Trung Quốc.

Các tình tiết và ngụ ý của vở kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" cơ bản giống với nguyên tác của nhà văn Pushkin. Khi đánh cá trên biển, ông lão đánh cá gặp con cá vàng, cá vàng tốt bụng nhiều lần đáp ứng yêu cầu của bà vợ tham lam của ông lão, cho bà biệt thự mới tinh, vàng bạc châu báu, người hầu kẻ hạ, cho đến khi bà yêu cầu trở thành quý phi, cá vàng dùng phép thuật thu hồi mọi thứ đã cho bà. Điều khác với nguyên tác là, vở Kinh kịch này đã tăng thêm các vai như tôm, ếch, tôm hùm v.v, chúng giúp cá vàng thoát khỏi sự kiểm soát của người đàn bà tham lam.

Ngày 1 tháng 8, ở Nhà hát Tiên phong Đông phương Bắc Kinh, một bộ xương cá lớn được treo cao trên sân khấu, trên tường còn treo đồng hồ báo thức, cảnh bài trí trên sân khấu rất đẹp, tràn đầy bầu không khí biển khơi. Vở kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" trình diễn tại đây, và nhận được nhiều tràng vỗ tay của khán giả. Cô bé Hứa Hiểu Thanh 12 tuổi nói:

"Nhân dịp nghỉ hè, mẹ em dẫn em đến xem vở kịch này. Em thích nhất vai cá vàng, cá vàng có tiếng hát rất hay, động tác võ thuật cũng rất hấp dẫn. Sau này nếu có vở Kinh kịch cổ tích như vậy, em vẫn sẽ xem."

Nhằm kế thừa văn hóa xuất sắc dân tộc, từ tháng 3 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã sửa lại tiêu chuẩn môn học âm nhạc trong 9 năm giáo dục bắt buộc, tăng thêm nội dung học trích đoạn Kinh kịch, và chọn 20 trường trung tiểu học của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc và Khu tự trị dân tộc bao gồm 10 địa phương như Bắc Kinh, Thiên Tân v.v làm thí điểm, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 sẽ học hát trích đoạn của 15 vở Kinh kịch nổi tiếng. Chính sách "Đưa môn học Kinh kịch vào trường học" tiến triển thuận lợi, đã giúp thanh thiếu niên tăng thêm hiểu biết đối với Kinh kịch. Lần này cải biên chuyện cổ tích "Ông lão đánh cá và con cá vàng" thành Kinh kịch cũng nhằm mục đích làm cho càng nhiều thanh thiếu niên có hứng thú đối với nghệ thuật dân tộc.

Ông Phùng Hồng Khởi, tổng chỉ huy vở Kinh kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là bậc thầy đánh trống Kinh kịch. Ông Phùng Hồng Khởi nói, cải biên câu chuyện cổ tích của nhà văn Pushkinh thành Kinh kịch là một chuyện rất có ý nghĩa. Ông nói:

"Học sinh trung tiểu học Trung Quốc đều rất quen thuộc tình tiết câu chuyện cổ tích này. Hiện nay chúng tôi thể hiện câu chuyện này bằng nghệ thuật Kinh kịch, văn hóa kịch hát truyền thống của dân tộc Trung Hoa, xây dựng các vai cá vàng, ông lão đánh cá và bà vợ tham lam một cách sinh động, còn các vai như tôm, ếch là hình ảnh chính nghĩa, giúp đỡ con cá vàng. Vở kịch này rất hấp dẫn, thanh thiếu niên dễ chấp nhận, trong quá trình xem kịch họ càng cảm nhận được sức cuốn hút to lớn của nghệ thuật dân tộc Trung Hoa."

Nhằm thu hút thanh thiếu niên đến xem biểu diễn, vở Kinh kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" tuy thể hiện bằng hình thức Kinh kịch truyền thống, nhưng đã thêm nhiều nguyên tố hiện đại bám sát thanh thiếu niên. Trong quá trình biểu diễn đã thêm khâu tương tác với khán giả, chẳng hạn, sau khi cá vàng biến ra thực phẩm, ông lão đánh cá cùng bà vợ mang kẹo trên đĩa mời khán giả. Chẳng hạn, ông lão đánh cá hỏi khán giả "cá vàng đã dạy ông lão thần chú gì?", gây nên bầu không khí hết sức sôi động tại hiện trường.

Chị Vương Phổ Thuần, người soạn kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là nghiên cứu viên đặc biệt về nghệ thuật đạo diễn của Học viện Hý kịch trường Đại học Yale Mỹ, nhiều tác phẩm của chị đã tham gia liên hoan nghệ thuật nước ngoài theo lời mời. Chị vẫn giữ lại hơn 30 bản sửa kịch bản "Ông lão đánh cá và con cá vàng" trong máy tính. Chị nói:

"Từ tháng 10 năm ngoái tôi bắt đầu soạn vở kịch này, tôi đã sửa từng chữ một, kịch bản cuối cùng hoàn toàn khác hẳn với kịch bản đầu tiên. Tôi đã tiếp thu ý kiến của các thầy, chúng tôi đã học ưu điểm của những người đi trước, như vậy mới hình thành vở diễn sân khấu này."

Vở Kinh kịch "Ông lão đánh cá và con cá vàng" được công diễn đã làm càng nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc tăng thêm hiểu biết đối với Kinh kịch, và tôn vinh văn hóa Kinh kịch Trung Quốc.