Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Công hiệu của thuốc làm dịu chứng phổi chặn giữ hoạt tràng: Vỏ Lựu-Nhục đậu khấu
   2009-08-07 15:48:42    cri
Thuốc làm dịu chứng phổi, chặn giữ chứng hoạt tràng vị chua, vị chát, tính tụ, chủ yếu quy kinh lạc phổi hoặc quy kinh lạc đại tràng. Lần lượt có công hiệu tụ khí phổi, chữa ho, trị hen xuyễn, chặn giữ chứng hoạt tràng và ỉa chảy. Công hiệu chữa trị chứng phổi chủ yếu thích hợp phổi hư, hen xuyễn, trị lâu không khỏi hoặc phổi hư thận hư. Công hiệu chữa trị chứng đường ruột chủ yếu với các triệu chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày do đại tràng hư hàn không thể phát huy chức năng chặn giữ cũng như tỳ hư hàn, thận hư hàn gây nên.

Vỏ Lựu: Vị chua chát, tính ôn, quy kinh lạc đại tràng. Vỏ Lựu gồm bốn công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là chặn giữ đường ruột, trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, công hiệu thứ hai là diệt giun đũa, giảm đau bụng do giun đũa gây nên, ba là cầm máu, thích hợp chữa trị chứng băng huyết phụ nữ, đại tiện ra máu, công hiệu thứ tư là củng cố tinh dịch, trị bạch đới, thích hợp chữa trị chứng di tinh, bạch đới phụ nữ.

Cách dùng và liều lượng: Dùng vỏ Lựu sắc nước uống, mỗi lần từ 3-10 gam. Trường hợp sắc nước uống nên dùng vỏ Lựu sống, làm thành dạng viên và dạng bôṭ nên dùng vỏ Lựu sao, trường hợp cầm máu phần lớn dùng vỏ Lựu sao cháy thành than.

Nhục đậu khấu: Vị cay, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, quy kinh lạc vị và đại tràng, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là chặn giữ đường ruột, trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị chứng hư ỉa chảy và kiết lỵ do lạnh bụng gây nên, công hiệu thứ hai của Nhục đậu khấu là ôn trung hành khí, thích hợp chữa trị chứng tức dạ dày, trướng dạ dày do vị hàn gây nên, ăn ít, buồn nôn.

Cách dùng và liều lượng: Trường hợp dùng vỏ Lựu sắc nước uống, mỗi lần từ 3-9 gam, trường hợp làm thành dạng viên và dạng bột, mỗi lần từ 0,5-1gam. Trường hợp ăn thì nên nấu chín và bỏ hết dầu mới dùng.

Điều cần phải lưu ý là: Những người thấp nhiệt, ỉa chảy, kiết lỵ kiêng dùng.

Cũng như Kha tử, Nhục đậu khấu cũng có công hiệu chặn giữ đường ruột, trị ỉa chảy, thích hợp chứng hoạt tràng, ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi. Nhục đậu khấu và Kha tử thường dùng chung với nhau. Điều khác nhau là, Nhục đậu khấu vị cay, hành khí, ôn trung, có công hiệu nổi bật là ôn trung hành khí, thường hay dùng để chữa trị chứng trung vị hư hàn, khí bị ùn tắc, trướng bụng, đau bụng, ăn ít, buồn nôn cũng như chứng tỳ dương hư, thận dương hư, ỉa chảy vào ngũ canh v.v. Kha tử vị đắng, vị chua chát, tính bình hòa, lại có thể làm dịu chứng phổi, trị ho, hành khí, mát họng, trị khàn tiếng, thường hay dùng để chữa trị các chứng ho lâu ngày, mất tiếng do phổi hư gây nên cũng như đờm nhiệt, tức phổi, mất tiếng do ho lâu ngày gây nên.

Nhục đậu khấu và Bạch đậu khấu đều có tên gọi đậu khấu, vị cay, tính ôn, quy kinh lạc tỳ, vị, có công hiệu ôn trung, hành khí, đều thích hợp chữa trị các chứng trung vị hư hàn, khí bị ùn tắc, trướng bụng, đau bụng, ăn ít, buồn nôn. Song hai vị thuốc này lại không cùng họ, công hiệu cũng không giống nhau. Điều khác nhau là, Nhục đậu khấu là hạt giống chín mùa của loại cây cao to Nhục đậu khấu, quy kinh lạc đại tràng. Công hiệu chặn giữ của Nhục đậu khấu khá mạnh, công hiệu nổi bật là chặn giữ đường ruột, trị ỉa chảy, thường hay dùng để chữa trị các chứng ỉa chảy lâu ngày do tỳ, vị hư hàn gây nên, ỉa chảy vào ngũ canh do tỳ dương hư, thận dương hư gây nên. Bạch đậu khấu là quả chín mùa của Bạch đậu khấu, loại cỏ họ gừng sinh trưởng nhiều năm, quy kinh lạc phổi, công hiệu hành khí của Bạch đậu khấu khá mạnh, bên cạnh đó còn có công hiệu nổi bật thấm thấp, ôn vị, trị buồn nôn, cũng thường hay dùng để chữa trị chứng trướng bụng, chán ăn do thấp ùn tắc trung vị cũng như tỳ khí, vị khí ùn tắc gây nên, buồn nôn do vị hàn gây nên.