Giấy dó chủ yếu dùng trong thư họa, có tính năng hút mực, rất được văn nhân mặc khách các triều đại Trung Quốc tôn vinh và ưa thích. Văn hóa giấy dó Trung Quốc đã thể hiện văn hóa-nghệ thuật Trung Quốc trong mấy nghìn năm, chứa đựng nội hàm lịch sử cực kỳ phong phú.
Bà Xa Hiểu Hồng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội giấy dó Trung Quốc huyện Kinh, tỉnh An Huy cho biết, giấy dó có những đặc điểm rất nổi bật. Bà nói:
"Giấy dó có những đặc điểm như hút mực, bền lâu, chẳng hạn, cho đến nay tranh đời Đường vẫn được bảo tồn tốt ở Cố Cung. Ở các viện bảo tàng lớn trên thế giới hầu như đều có tranh Trung Quốc vẽ trên giấy dó, và vẫn được bảo tồn tốt. Nếu tranh vẽ trên giấy khác, thì đã phai màu từ lâu. Giấy dó là một trong những loại giấy bền nhất, đặc điểm này liên quan tới sợi của nó. Cho đến nay trên toàn thế giới chưa có loại giấy nào dùng vào thư pháp và tranh vẽ có chất lượng tốt như giấy dó chúng tôi."
Tại sao giấy dó có hiệu quả nghệ thuật đặc biệt mà các loại giấy khác không sao sánh kịp? Điều này liên quan tới đặc điểm khu vực huyện Kinh và nguyên liệu sản xuất ở đây, bà Xa Hiểu Hồng nói:
"Huyện Kinh ở miền nam An Huy lấy nước axit bazơ đặc biệt trong khu vực làm nguyên liệu sản xuất giấy dó. Năm 2002 khi xác định bảo vệ nơi xuất xứ, Trung Quốc đã triển khai điều tra tường tận. Ở nơi khác, dù có nguyên liệu như nhau cũng không sản xuất được giấy dó. Vì vậy, Trung Quốc đã xác định nơi xuất xứ giấy dó là huyện Kinh. Dù vỏ cây đàn hương xanh, hay cọng rơm ruộng cát, hay nước, chỉ có huyện Kinh mới có."
Vỏ cây hương đàn xanh và cọng rơm ruộng cát là do nhân dân lao động cổ đại Trung Quốc trải qua rất nhiều lần thí nghiệm và chọn lọc mới xác định là nguyên liệu sản xuất giấy dó. Giấy dó làm bằng nguyên liệu này có nhiều đặc điểm như trắng, mịn, mềm dẻo đồng đều, không phai màu, cất lâu không bị mục nát, chống mọt, chống lão hóa, sắc mực rõ ràng, tầng lớp rõ ràng, mực đậm và mực nhạt hợp nhau v.v. 1 2 |