Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc làm dịu chứng phổi chặn giữ hoạt tràng: Ngũ bội tử-vỏ Anh túc-Kha tử
   2009-07-24 16:37:29    CRIonline

Thuốc làm dịu chứng phổi, chặn giữ hoạt tràng vị chua, vị chát, tính tụ, chủ yếu quy kinh lạc phổi hoặc quy kinh lạc đại tràng. Lần lượt có công hiệu tụ khí phổi, chữa họ, trị hen xuyễn, chặn giữ hoạt tràng và ỉa chảy. Công hiệu chữa trị chứng phổi chủ yếu thích hợp phổi hư, hen xuyễn, trị lâu không khỏi hoặc phổi hư thận hư. Công hiệu chữa trị chứng đường ruột chủ yếu với các triệu chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày do đại tràng hư hàn không thể phát huy chức năng chặn giữ cũng như tỳ hư hàn thận hư hàn gây nên.

Ngũ bội tử

Ngũ bội tử: Vị chua, vị chát, tính hàn, quy kinh lạc phổi, đại tràng và thận. Ngũ bội tử gồm sáu công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là làm dịu chứng phổi, giáng hỏa, trị ho, thích hợp chữa trị chứng ho, khạc ra máu, công hiệu thứ hai là cầm mồ hôi, thích hợp chữa trị triệu chứng tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, công hiệu thứ ba là chặn giữ hoạt tràng, trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày, công hiệu thứ tư là củng cố tinh dịch thích hợp triệu chứng di tinh, hoạt tinh, công hiệu thứ năm là làm dịu chứng ra máu, cầm máu, thích hợp chữa trị chứng băng huyết, đại tiện ra máu, trĩ ra máu, công hiệu thứ sáu là thấm nước chóng lành mụn nhọt, thích hợp chữa trị mụn nhọt mang tính thấp và độc.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Ngũ bội tử sắc nước uống, mỗi lần từ 3 đến 9 gam, trường hợp làm thành dạng viên và dạng bột, mỗi lần từ 1-1,5 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, có thể nghiền thành dạng bột đắp lên chỗ đau hoặc đun nước để xông và rửa.

Điều cần phải lưu ý là chứng kiết lỵ do thấp nhiệt gây nên kiêng dùng.

Vỏ Anh túc

Vỏ Anh túc: Vị chua, vị chát, tính bình hòa, chứa độc tố, quy kinh lạc phổi, đại tràng và thận. Vỏ Anh túc gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu, một là chặn giữ đường ruột trị ỉa chảy, thích hợp chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, công hiệu thứ hai là làm dịu chứng phổi, trị ho với triệu chứng ho lâu ngày do phổi hư gây nên, công hiệu thứ ba là giảm đau, thích hợp chữa trị các chứng đau dạ dày, đau bụng, đau gân cốt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng vỏ Anh túc sắc nước uống, mỗi lần từ 3-6 gam, trường hợp trị ho tẩm mật ong , trường hợp cầm máu giảm đau thì sào với dấm.

Cách dùng và liều lượng: Dùng vỏ anh túc quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ phát nghiện. Lúc đầu bị ho hoặc ỉa chảy và bệnh nhân có tà khí kiêng dùng.

Kha tử

Kha tử: Vị đắng, vị chua, vị chát, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi và đại tràng, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là chặn giữ đường ruột, trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi, hai là làm dịu chứng phổi trị ho, đặc biệt là ho lâu ngày, công hiệu thứ ba là mát họng, trị khàn tiếng.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Kha tử sắc nước uống, mỗi lần từ 3-10 gam.

Trường hợp chặn giữ đường ruột trị ỉa chảy nên sao qua mới dùng, trường hợp làm dịu chứng phổi, thanh nhiệt, mát họng, trị khàn tiếng nên dùng Kha tử sống.

Điều cần phải lưu ý là: Miễn là những người biểu tà, thấp nhiệt bị ứ bên trong cơ thể kiêng dùng.