Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thuốc làm dịu chứng phổi chặn giữ hoạt tràng: Ngũ vị tử-Ô mai
   2009-07-17 14:54:10    cri
Thuốc làm dịu chứng phổi chặn giữa hoạt tràng vị chua, vị chát, tính tụ tập, chủ yếu quy kinh lạc phổi hoặc đại tràng. Lần lượt có công hiệu tụ tập khí phổi, chữa họ, trị hen xuyễn, chặn giữ hoạt tràng và ỉa chảy. Công hiệu chữa trị chứng phổi chủ yếu thích hợp phổi hư, hen xuyễn, trị lâu không khỏi hoặc phổi hư thận hư. Công hiệu chữa trị chứng đường ruột chủ yếu với các triệu chứng ỉa chảy, kiết lỵ lâu ngày do đại tràng hư hàn không thể phát huy chức năng chặn giữ cũng như tỳ hư hàn thận hư hàn gây nên.

Ngũ vị tử: Vị chua, vị cam, tính ôn, quy kinh lạc phổi, tim và thận. Ngũ vị tử gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là có công hiệu tụ tập, chặn giữ, cụ thể với các triệu chứng như ho lâu ngày, phổi hư gây nên hen xuyễn, ỉa chảy lâu ngày không khỏi, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh, những trường hợp này thường hay dùng chung với Phụ Tử, Long Cốt. Công hiệu thứ hai của Ngũ vị Tử là ích khí sản sinh nước bọt với triệu chứng là hệ thống chất tiết bị tổn thương, khát nước.Công hiệu thứ ba là bổ thận ninh tâm với các triệu chứng tim đập nhanh, mất ngủ, hay nằm mơ.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Ngũ vị tử sắc nước uống, mỗi lần từ 3-6 gam; trường hợp dùng bột Ngũ vị tử mỗi lần từ 1-3 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Trước khi loại bỏ tà khí trên bề mặt, trong cơ thể vẫn thực nhiệt, lúc đầu bị ho, ban đầu mọc sởi đều không nên dùng.

Ô mai: Vị chua, vị chát, tính bình hòa, quy kinh lạc gan, tỳ, phổi và đại tràng. Ô mai gồm sáu công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là làm dịu chứng phổi trị ho, thích hợp chữa trị chứng phổi hư dẫn đến ho lâu ngày. Công hiệu thứ hai là chặn giữ trị ỉa chảy, thích hợp chữa trị ỉa chảy kiết lỵ lâu ngày. Công hiệu thứ ba là chữa trị chứng đau bụng, buồn nôn do giun đũa gây nên, trường hợp này thường hay dùng chung với Tế tân, ớt Tứ Xuyên, Hoàng liên, phụ tử. Công hiệu thứ tư là sản sinh nước bọt, chữa trị chứng khát nước do hư nhiệt gây nên. Công hiệu thứ năm của Ô mai la cầm máu, thích hợp chữa trị chứng băng huyết phụ nữ và đại tiện ra máu. Công hiệu thứ sáu là trị mụn nhọt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Ô mai sắc nước uống, mỗi lần từ 3-10 gam, liều lượng tối đa là 30 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, bằng cách đập nát hoặc đốt than nghiền thành dạng bột đắp trên chỗ đau. Trường hợp dùng để chữa trị ỉa chảy và cầm máu nên sử dụng dạng thuốc đốt than.

Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp biểu tà hoặc nội nhiệt tích tụ bên trong cơ thể không nên dùng.