Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Công hiệu của thuốc cố biểu cầm mồ hôi: Phù Tiểu Mạch-Rễ Lúa nếp
   2009-07-10 14:34:08    cri
Phù Tiểu Mạch: Vị cam, tính mát, quy kinh lạc tim, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu. Một là ích khí cố biểu cầm mồ hôi. Công hiệu thứ hai là trừ nhiệt, đặc biệt thích hợp chữa trị chứng xương cốt thấp nhiệt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Phù Tiểu Mạch sắc nước uống, mỗi lần từ 15-30 gam; trường hợp nghiền thành bột, mỗi lần dùng từ 3-5 gam.

Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp tà khí tấn công bề mặt và ra mồ hôi kiêng dùng.

Rễ Lúa nếp: Vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tim và gan, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là cố biểu cầm mồ hôi với triệu chứng là tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm. Công hiệu thứ hai là bổ ích dạ dày, sản sinh nước bọt. Công hiệu thứ ba là giảm nhiệt. Hai trường hợp sau thường hay xuất hiện các triệu chứng âm hư khát nước sau khi bị ốm, hư nhiệt không giảm sốt, xương cốt thấp nhiệt.

Cách dùng và liều lượng: Dùng Rễ Lúa nếp sắc nước uống, mỗi lần từ 15-30 gam.

Trên thực tế cũng như Ma Hoàng Căn, Phù Tiểu Mạch và Rễ Lúa nếp đều có công hiệu cố biểu, cầm mồ hôi, có thể chữa trị các chứng tự ra mồ hôi do khí hư gây nên và ra mồ hôi trộm do âm hư gây nên. Bên cạnh đó, Phù Tiểu Mạch và Rễ Lúa nếp lại có thể giảm sốt, cũng có thể dùng trong trường hợp hư nhiệt nhiều ngày không giảm sốt, xương cốt thấp nhiệt. Điều khác nhau là Ma Hoàng Căn tác dụng đơn thuần nhưng công hiệu khá mạnh, là vị thuốc cầm mồ hôi dùng trong lâm sàng. Bất kể là nội phục hay là dùng ngoài da đều có tác dụng cầm mồ hôi. Trong khi đó Phù tiểu mạch có công hiệu ích khí. Rễ Lúa nếp còn có công hiệu bổ ích dạ dày sản sinh nước bọt, ngoài ra có thể dùng cho trường hợp âm hư khát nước sau khi bị ốm.