Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc: Đồng vằn Hội Trạch
   2009-07-08 15:36:40    cri

Các đồng vằn Hội Trạch đang được trưng bày

Trong các đồ trưng bày tại phòng Vân Nam ở Đại Lễ Đường Nhân dân Bắc Kinh, có một đồ mỹ nghệ kim loại đặc biệt màu vàng, trên có vết vằn tự nhiên, năm 2006 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đợt đầu tỉnh Vân Nam, đó là đồng vằn được tôn vinh là "đá quý kim loại" và "đồ quý hiếm thấy". Huyện Hội Trạch thành phố Khúc Tịnh tỉnh Vân Nam là nơi bắt nguồn đồng vằn.

Công nghệ đồng vằn là công nghệ rèn đồng kim loại chỉ có ở tỉnh Vân Nam, vì bề ngoài có vết rằn lấp lánh, nên được đặt tên đồng vằn. Đồng vằn rất quý, số lượng rất ít, ở thời cổ đại Trung Quốc đã được coi là cống phẩm dành riêng cho hoàng gia cất giữ. Hiện nay, những hàng mỹ nghệ đồng vằn như bình chim công, tê giác lớn, bò cổ, phật tổ Như Lai v.v. cũng được Bảo tàng Cổ vật quý hiếm Quốc gia trưng bày tại phòng trưng bày cố định. Đồng vằn Hội Trạch từng được trao nhiều giải thưởng hàng mỹ nghệ trong và ngoài nước, ở nhiều nước và vùng lãnh thổ chịu sự ảnh hưởng nền văn hóa phương Đông, hàng mỹ nghệ đồng vằn rất được hoan nghênh.

Hội Trạch có lịch sử lâu đời, được tôn vinh là Đồng Đô—nơi tập trung đồng nổi tiếng, đâu đâu cũng có dấu vết lịch sử. Khi bước vào cửa hàng trưng bày của Xưởng chế biến hàng mỹ nghệ đồng vằn Đồng Huy huyện Hội Trạch, những hàng mỹ nghệ đồng vằn được chế biến tinh xảo, hình ảnh sống động, toả ánh hào quang lấp lánh hiện ra trước mắt du khách. Ánh sáng mặt trời chiếu vào các hàng mỹ nghệ làm hoàn toàn bằng thủ công như ngựa đồng vằn, chó đồng vằn, bình đồng vằn v.v., khiến vòng tròn hào quang đủ màu hình thành bởi phản chiếu chuyển động lung linh, phủ lên hàng mỹ nghệ đồng vằn một quầng sáng rực rỡ thần bí. Quan sát tỷ mỉ hơn, cảm thấy ánh sáng được toả ra từ bên trong mỗi một sản phẩm mỹ nghệ đồng vằn, hình như mỗi một sản phẩm mỹ nghệ đồng vằn đều chứa đầy ánh sáng mặt trời lấp lánh. Chính vì vậy, có người nói, hàng mỹ nghệ đồng vằn Hội Trạch được luyện bởi ánh sáng mặt trời ở vùng cao nguyên.

Hội Trạch có lịch sử lâu đời. Theo ghi chép trong sách cổ, hơn 3000 năm trước, người sống ở Hội Trạch đã nắm bắt công nghệ luyện, đúc đồ đồng đen. Sự phát triển thịnh vượng của công nghiệp luyện đồng ở Hội Trạch thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, xuất hiện hàng loạt thợ luyện đồng. Đến đời Hán cách đây hơn 2000 năm, những người thợ mỹ nghệ ở Hội Trạch đã chế biến được hàng mỹ nghệ tương tự đồng vằn. Đến thời kỳ những năm cuối đời Minh, đầu đời Thanh cách đây hơn 300 năm, người thợ đã dùng quặng có hàm lượng đồng cao chế biến hàng mỹ nghệ đồng vằn trên cơ sở kế thừa truyền thống.

Năm 1915, vạc đồng vằn do một người thợ luyện đồng Hội Trạch họ Trương chế tạo được đưa đến Mỹ tham gia "Cuộc Triển lãm Pa-na-ma Thái Bình Dương" và được trao giải Bạc, việc này làm cho hàng mỹ nghệ đồng vằn ngày càng nổi tiếng. Nhưng do chế tạo không dễ dàng, giá đắt, đồng vằn ngày xưa chỉ là hàng mỹ nghệ quý báu của số ít người. Kỹ sư Quách Đức Hồng làm ở Nhà máy chế biến hàng mỹ nghệ đồng vằn huyện Hội Trạch cho biết: (tiếng đồng)

"Công nghệ tạo vết vằn rất cầu kỳ, cần phải dùng đồng thiên nhiên có hàm lượng 95%, luyện và rèn từng tý một, rồi lại cho vào luyện ở nhiệt độ cao. Trong quá trình chế biến, nhiều khâu công nghệ phải làm đi làm lại nhiều lần, đun một lần, rồi rèn một lần. Có thể nói, để làm được một đồ mỹ nghệ phải trải qua khâu đun mấy chục lần, khâu rèn mấy nghìn lần, như vậy mới hình thành được vết vằn cuối cùng."

Kỹ sư Quách Đức Hồng cho biết, đun vết vằn là khâu công nghệ quan trọng nhất. Công nghệ đun vết vằn phải dùng than chất lượng cao. Khi đun, phải chất than trong phòng, vùi đồ đồng vào trong đống than, để đồ đồng được đun tự nhiên. Khâu công nghệ đòi hỏi nghiêm khắc điều kiện thông gió, nhiệt độ, thời gian và độ lửa, nếu không thành thạo công nghệ thao tác và không có kinh nghiệm thực tiễn, thì sẽ không thu được thành công. Nếu nhiệt độ quá thấp, thì sẽ không hình thành vết vằn; nếu nhiệt độ quá cao, thì sẽ làm cho đồ đồng thay đổi hình dạng, bị nóng chảy.

Do đồng vằn phải dùng đồng thiên nhiên có hàm lượng đồng cao làm nguyên liệu, nhưng hiện nay rất khó tìm thấy đồng thiên nhiên có hàm lượng đồng hơn 90%, rèn đồng vằn bằng tay không có khả năng chế tạo công nghiệp, dù chế tạo hàng mỹ nghệ đồng vằn kích cỡ rất nhỏ, cũng phải mất vài tháng, nguyên nhân này trực tiếp dẫn đến hàng mỹ nghệ đồng vằn rất ít. Cộng thêm đồng vằn làm hoàn toàn bằng thủ công, mỗi một người thợ có "tính sáng tạo" của riêng mình, mỗi một tác phẩm đều là sản phẩm độc nhất vô nhị, cho nên đồng vằn Hội Trạch có giá trị thưởng thức và giá trị sưu tầm cất giữ rất cao.