Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  "Tân Cương-Đại gia đình các dân tộc chung sống hòa thuận"
   2009-07-06 16:48:16    cri

Nghe Online

Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương miền tây bắc Trung Quốc là khu hành chính cấp tỉnh lớn nhất Trung Quốc, diện tích Khu tự trị chiếm khoảng 1/6 diện tích đất đai Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc luôn dốc sức vào việc cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho người dân các dân tộc Tân Cương, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên cải thiện môi trường ở địa phương, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc chung sống hài hòa .

Thành phố Khu-lơ Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương là nơi tập trung sinh sống của 23 dân tộc thiểu số như dân tộc Uây-ua, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Ca-dắc vv, nơi đây non xanh nước biếc, phong cảnh tươi đẹp, có đặc sản lê thơm nổi tiếng, được tôn vinh là "Thành phố lê thơm".

Em Ai-lơ Ma-híp năm nay 15 tuổi, là học sinh Trường Trung học số 6 thành phố Khu-lơ. Em giới thiệu quê hương mình một cách đầy tự hào như sau : " quê hương em phong cảnh tươi đẹp, khí hậu ôn hòa. Tuy em học trường dân tộc Uây-ua, nhưng có rất nhiều bạn dân tộc Hán, em rất thích chơi cùng với các bạn dân tộc Hán, vì chúng em có chung một ước mơ đối với tương lai". Em nói:

"Chúng em đi chơi công viên cùng với bạn bè dân tộc Hán, thi thoảng còn vào quán In-tơ-nét chơi Game. Bố mẹ em cũng có rất nhiều bạn bè dân tộc Hán. Sau này lớn lên, em sẽ cùng bạn em là người dân tộc Hán mở một siêu thị, chúng em đã bàn với nhau như vậy, vì chúng em có chung một ước mơ".

Nhân dân các dân tộc ở thành phố Khu-lơ sống đoàn kết, hòa thuận, cùng mưu cầu phát triển, có tình yêu quê hương tha thiết và ai nấy cũng đều hết sức tự hào về quê hương. Cách đây 30 năm, thành phố Khu-lơ còn là một nơi hoang vu, không có màu xanh. Bởi vì nơi đây chỉ cách sa mạc Ta-khơ-la-ma-gan, sa mạc lớn thứ hai thế giới chưa đầy 70 cây số, môi trường thiên nhiên khắc nghiệt , phần lớn diện tích thành phố đều là sa mạc.

Để cải thiện môi trường sinh thái, Chính quyền thành phố đề ra mục tiêu " Phủ xanh thành phố Khu-lơ". Kể từ năm 1997 chính quyền bắt đầu thực thi công trình phủ xanh núi hoang đồi trọc, năm 1999 du nhập công nghệ mới tưới nước tiết kiệm, trồng cây gây rừng của I-xra-en, tính đến nay, đã hoàn thành phủ xanh 4000 ha đồi trọc, tổng đầu tư lên tới 108 triệu nhân dân tệ.

Ông A-sam-giam Ga-ri-ti, Thị trưởng thành phố Khu-lơ giới thiệu, những năm gần đây, thành phố Khu-lơ không những coi trọng cải tạo xanh hóa môi trường, mà còn triển khai hàng loạt hoạt động văn hóa, trong khi cải thiện môi trường sinh thái địa phương, còn làm phong phú cuộc sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong quá trình cùng xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân các dân tộc trong thành phố đã kết nên nghĩa tình ấm áp đồng bào ruột thịt, thúc đẩy đoàn kết dân tộc, đã tiếp thêm sức sống mới cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố Khu-lơ. Thị trưởng A-sam-giam Ga-ri-ti nói:

"Núi hoang ngày xưa đã trở thành công viên, thành phố trở thành vườn hoa, nông thôn chúng tôi trở thành vườn lê. Cùng với cải tạo môi trường thành phố Khu-lơ, xây dựng thành phố xanh, xây dựng văn minh tinh thần, tố chất văn minh của thành phố được nâng cao, đã lôi kéo kinh tế phát triển nhanh chóng. Năm 1979, GDP thành phố Khu-lơ chỉ có hơn 100 triệu nhân dân tệ, thu nhập bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi chỉ có 75 nhân dân tệ, đến năm 2008, chỉ sau 30 năm, GDP thành phố đã đạt 43 tỷ nhân dân tệ, thu nhập bình quân đầu người của nông dân và người dân chăn nuôi lên tới 6660 nhân dân tệ, thu nhập có thể chi phối của cư dân thành thị lên tới 11 nghìn 500 nhân dân tệ."

Thành phố Ca-chê Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, thành phố cực tây Trung Quốc có lịch sử lâu đời, là điểm hội nhập quan trọng giữa các nền kinh tề và văn hoá đông tây, nhưng lâu nay, khu phố cổ hình thành rất nhiều nhà cấp bốn bởi lâu năm không được tu sửa, hàng lọat nhà kết cấu đất, gỗ trong phố cổ đã không còn khả năng chịu đựng nổi các trận động đất, năng lực phòng chống thiên tai rất yếu kém.

Bắt đầu từ năm 2008, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cộng đồng cư dân phố cổ và bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, chính quyền địa phương bắt đầu thực hiện Dự án nâng cấp nhà cấp bốn khu phố cổ. Hiện nay đã có 580 hộ dân được dọn vào khu chung cư Hạnh Phúc-nhà an cư chống động đất mới.

Em Mri-mu-ti Dam 9 tuổi, gia đình em mới được dọn vào căn hộ mới. Em nhớ trước kia nhà ở khu phố cổ không có nhà vệ sinh, muốn đi vệ sinh phải đi rất xa. Nhà cũ của gia đình em rất chật hẹp, cầu thang cũng rất ọp ẹp, em từng nhiều lần bị ngã ở cầu thang. Nhưng hiện nay nhà em được chuyển vào nhà mới, cuộc sống hoàn toàn thay đổi so với trước kia. Em nói:

"Nhà cũ không có nhà vệ sinh, căn hộ mới có nhà vệ sinh ngay trong nhà, nhà cũ rất chật hẹp, căn hộ mới rộng rãi khang trang, hiện nay cuộc sống của gia đình em rất dễ chịu và sung sướng."

Xây dựng nhà an cư chống động đất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân các dân tộc luôn là công việc hàng đầu của các cấp chính quyền Tân Cương. Bí thư Khu uỷ Khu Tự trị Uây-ua Tân Cương Vương Lạc Tuyền nói:

"Năm 2004,chúng tôi bắt tay chuẩn bị xây dựng Công trình an cư chống động đất, 5 năm qua, Tân Cương đã xây dựng 1,89 triệu căn hộ, có 8,3 triệu người được vào ở nhà an cư chống động đất. Năm nay, Tân Cương từng xảy ra nhiều trận động đất trên 5 độ rích-te, nhưng nhà an cư chống động đất của chúng tôi không hề bị ảnh hưởng. Chúng tôi dự định trong thời gian ba năm tới sẽ hoàn thành xây dựng toàn bộ 830 nghìn căn hộ an cư chống động đất còn lại."

Cụ Da-ti Ma-thi-su-ti hơn 80 tuổi là người chứng kiến sự phát triển của Tân Cương. Cụ nói:

"Hiện nay mọi người đều có nhà ở kiên cố khang trang, cuộc sống tốt, thị trường phồn vinh, xã hội ổn định, các dân tộc sống hòa thuận như anh em một nhà."