Thuốc cố biểu cầm mồ hôi phần lớn vị cam, tính tụ tập, chủ yếu quy kinh lac̣ phổi và tim. Thuốc này gây tác động trên bề ngoài cơ thể, có công hiệu điều tiết, bảo vệ bắp cơ dưới làn da, cố biểu, cầm mồ hôi. Trong lâm sàng thường hay dùng để chữa trị chứng bắp cơ bề mặt không chắc do khí hư gây nên, bắp cơ dưới làn da mềm lỏng không chắc, chất tiết ra ngoài dẫn đến ra mồ hôi trộm; âm hư không tạo nên dương, dương nhiệt xua đuổi chất tiết ra ngoài dẫn đến ra mồ hôi trộm.
Ma Hoàng Căn ( rễ Ma Hoàng): Vị cam, hơi chát, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi với công hiệu chữa trị chủ yếu là cầm mồ hôi.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Ma Hoàng Căn sắc nước uống, mỗi lần từ 3-9 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải.
Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp tà khí bề mặt chưa loại bỏ kiêng dùng.
Ma Hoàng và Ma Hoàng Căn ( rễ Ma Hoàng) đều chế biến từ Ma Hoàng hoặc Trung Ma Hoàng, loại cây cỏ bụi sinh trưởng nhiều năm thuộc dòng họ Ma Hoàng, do phần làm thuốc khác nhau, cho nên công hiệu cũng hoàn toàn khác nhau. Ma Hoàng là dùng thân cỏ làm thuốc, có công hiệu nổi bật về toát mồ hôi, giải biểu, chủ yếu chữa trị chứng cảm gió, thích hợp các chứng phong hàn biểu thực như sợ lạnh không ra mồ hôi, phát sốt, đau đầu.
Bên cạnh đó, Ma Hoàng còn có công hiệu nổi bật về tuyên phổi, làm dịu chứng hen xuyễn, lợi nước, tiêu sưng tấy, thường hay dùng để chữa trị chứng ho, hen xuyễn do cảm gió, khí phổi ù tắc gây nên và chứng thủy thũng. Ma Hoàng Căn chế biến từ rễ, có công hiệu nổi bật về cố biểu, cầm mồ hôi, chủ yếu chữa trị khí hư dẫn đến ra mồ hôi trộm, âm hư dẫn đến ra mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi sau khi sinh nở v.v.
Nói tóm lại, Ma Hoàng có công hiệu toát mồ hôi, Ma Hoàng Căn có công hiệu cầm mồ hôi, tác dụng hoàn toàn khác nhau, cần phải để ý khi sử dụng. |