Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Công hiệu của thuốc chặn giữ di hoạt
   2009-06-26 15:34:42    CRIonline
Hàm ý của thuốc chặn giữ di hoạt: Miễn là các vị thuốc với công hiệu tụ và chặn giữ di hoạt là chính, chủ yếu chữa trị các chứng di, chứng hoạt, chứng thoát đều được gọi là thuốc tụ , hoặc gọi là thuốc chặn giữ di hoạt.

Tính năng và công hiệu: Loại thuốc này phần lớn vị chua, vị chát, tính ôn hoặc tính bình hòa, chủ yếu quy kinh lạc phổi, tỳ, thận và đại tràng. Có công hiệu tụ, chặn các chứng tiêu hao, thất thoát và di hoạt. Lần lượt phát huy công hiệu củng cố, cầm mồ hôi, tụ khí phổi trị ho, chặn giữ đường ruột, chữa trị ỉa chảy, củng cố tinh dịch, giảm thiểu nước tiểu, chóng lành vết thương, cầm máu, chữa trị chứng bạch đới phụ nữ v.v.

Phạm vi thích ứng: Thuốc chặn chủ yếu thích hợp chữa trị các triệu chứng di hoạt, thất thoát, sa sút như: Ra mồ hôi trộm, bị ho, hen xuyễn, ỉa chảy lâu ngày không khỏi, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, nước tiểu nhiều, bạch đới nhiều v.v.

Phương pháp phối chế: Nguyên nhân căn bản dẫn đến chứng di hoạt là vì chính khí suy nhược gây nên, cho nên cần phải chữa trị bằng thuốc tụ tập, thậm chí là thuốc có thể trị ngọn lẫn gốc, khi sử dụng loại thuốc này trong lâm sàng cần phải phối chế với các loại thuốc bồi bổ tương ứng, mới có thể đạt hiệu quả trị ngọn lẫn gốc. Nếu chữa trị chứng ra mồ hôi trộm do khí hư và âm hư gây nên thì nên lần lượt phối chế với thuốc bổ khí và thuốc bổ âm; chứng tỳ dương hư và thận dương hư dẫn đến ỉa chảy lâu ngày nên dùng chung với thuốc ôn bổ tỳ và ôn bổ thận; các chứng di tinh, hoạt tinh, đái dầm, nước tiểu nhiều do thận hư gây nên cần phải phối chế với thuốc bổ thận; chứng băng huyết nên dùng chung với thuốc bổ gan thận; trường hợp phổi hư thận hư dẫn đến ho và hen xuyễn lâu ngày nên phối chế với thuốc bổ phổi, ích thận, nạp khí. Nói tóm lại, cần phải căn cứ vào các triệu chứng cụ thể, tìm ra nguồn gốc phát bệnh, phối chế với các vị thuốc khác một cách thích hợp, trị ngọn lẫn gốc, mới có thể thu được hiệu quả chữa trị tốt.

Điều cần phải lưu ý là: Thuốc chặn di hoạt, thất thoát chủ yếu có công hiệu chặn giữ, cho nên trường hợp chưa giải biểu, tức tà khí bề ngoài chưa loại bỏ, cũng như các chứng ỉa chảy, kiết lỵ, bạch đới nhiều do thấp nhiệt gây nên, chứng ra máu do máu nóng gây nên, chứng nhiệt bị ứ lại chưa giải đều không nên dùng, bằng không sẽ mang lại hậu quả "đóng cửa giữ giặc". Thế nhưng trong một số thuốc chặn giữ di hoạt lại có cả dược hiệu thanh nhiệt trừ thấp, cho nên cần phải xem xét cụ thể.

Phân loại: Thuốc chặn giữ di hoạt, thất thoát có thể chia làm ba loại căn cứ vào sự khác biệt về dược tính và tình hình ứng dụng trong lâm sàng, một là thuốc cố biểu, cầm mồ hôi, hai là thuốc tụ khí phổi và chặn giữ đường ruột, ba là thuốc củng cố tinh dịch, giảm thiểu nước tiểu, trị bạch đới.