Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Văn hóa trà của Trung Quốc
   2009-06-24 16:51:47    CRIonline

Trà là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống người Trung Quốc, văn hóa trà của Trung Quốc có lịch sử lâu đời.

Trung Quốc là xứ sở của trà, cũng là nước sản xuất trà và uống trà sớm nhất trên thế giới. "Trà Kinh" là cuốn sách đầu tiên về trà và nghi lễ uống trà trên thế giới, tác giả là Lục Vũ, người thích uống trà đời Đường Trung Quốc. "Trà Kinh" là một cuốn sách tổng hợp trình bày lịch sử, nguồn gốc, hiện trạng, công nghệ sản xuất trà cũng như nghi lễ và nghệ thuật uống trà. Cuốn sách này coi việc uống trà bình thường là một hoạt động thẩm mỹ văn hóa hấp dẫn, đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa trà. Tác giả Lục Vũ cũng được tôn vinh là "Trà Tiên", "Trà Thánh".

Ở Trung Quốc, trà được tôn vinh là "quốc ẩm". Cầm, kỳ (cờ), thư (thư pháp), họa, thi, tửu (rượu), trà được văn nhân Trung Quốc coi là 7 thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, điều này cho thấy trà đã trở thành một thứ truyền tải văn hóa-nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Các triều đại Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm thi, hội họa và âm nhạc về trà, uống trà viết thơ, hoạt động đánh giá chất lượng trà đã trở thành hoạt động giao tiếp được văn nhân yêu thích.

Trung Quốc có chủng loại trà nhiều, sản lượng lớn, ở 20 tỉnh và khu tự trị Trung Quốc đều có trồng cây trà. Từ xưa đến nay, sau những biến đổi, công nghệ chế biến trà của Trung Quốc cũng không ngừng đổi thay, ngày càng chín muồi. Từ ban đầu nhai trà tươi, đến ngày nay thu hái lá chè, rồi sử dụng công nghệ chế biến đặc thù gồm các công đoạn vò nát, lên men, sấy khô, sao trà, thông qua những trình tự phức tạp khiến từng loại trà đều có đặc sắc riêng về màu sắc, hương thơm, mùi vị và hình dáng. Theo công nghệ chế biến, chủng loại trà được chia thành trà xanh, trà đen, trà Ô Long, trà trắng, trà vàng, trà hoa, mỗi một loại trà có chức năng bảo vệ sức khỏe khác nhau.

Tình hình sinh trưởng của cây trà và thu hái, chế biến lá chè được căn cứ theo mùa. Đối với trà xanh mà nói, vì mùa xuân nhiệt độ thích hợp, nước mưa dồi dào, cộng thêm cây trà được phục hồi sau thời gian khá dài mùa thu và mùa đông năm trước, cây trà chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, cho nên búp chè mọc ra mùa xuân rất non tươi, màu xanh rờn, lá rất mềm, thành phần dinh dưỡng chứa trong lá chè cũng rất phong phú, nên trà mùa xuân có mùi vị rất ngon, mùi thơm ngây ngất, chức năng bảo vệ sức khỏe rõ ràng hơn. Cho nên trà mùa xuân, nhất là trà sản xuất đầu mùa xuân thường đạt chất lượng trà xanh tốt nhất. Vì vậy, các loại trà nổi tiếng cao cấp của Trung Quốc đều được thu hái và chế biến trong thời gian giữa hai tiết khí Thanh Minh và Cốc Vũ, vào khoảng trước sau trung tuần tháng 4.

Trong văn hóa trà Trung Quốc sâu rộng, không những coi trọng việc lựa chọn kỹ càng lá chè, mà còn chú trọng hơn trình tự uống trà, tức là nghệ thuật uống trà. Nghệ thuật uống trà bao gồm hai mặt: một mặt là nghi lễ, quy phạm các khâu chuẩn bị để thưởng thức trà cũng như phương pháp thưởng thức; mặt khác là tư tưởng tu dưỡng, tức là phải thông qua uống trà tu thân, nuôi dưỡng tinh thần, nâng cao tư tưởng cá nhân lên trình độ hiểu biết triết lý.

Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc, thịnh hành trong hai đời Tống và Minh, đến đời Thanh dần dần sa sút, hiện nay nghệ thuật uống trà lại được người Trung Quốc kế thừa và tôn vinh. Nghệ thuật uống trà của Trung Quốc chủ yếu chú trọng 5 nội dung gồm chè đạt chất lượng cao, nước pha trà đạt yêu cầu, độ nóng vừa phải, bộ đồ pha chè tốt, môi trường thưởng thức trả tốt. Ngoài phải có chè đạt chất lượng cao ra, cũng đòi hỏi bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ; chủ trương dùng nước sạch pha trà, nếu có điều kiện thì cần sử dụng nước suối, nước sông, thậm chí dùng nước tuyết tan trên cành cây tùng hoặc nhụy hoa mai; còn yêu cầu bộ đồ chè đạt chất lượng cao, đòi hỏi trước tiên phải dùng nước nóng tráng chén hoặc lửa nóng làm nóng chén uống trà, để hương thơm của trà tỏa ra ngào ngạt. Trong thời cổ Trung Quốc, khi thưởng thức trà, không những yêu cầu phải có trà tươi, nước suối ngọt, bộ đồ pha chè tinh khiết, mà còn phải chọn thời tiết tốt, điều quan trọng hơn là phải có bạn trà phong lưu nho nhã, tâm đầu ý hợp cùng thưởng thức. Hiện nay người dân uống trà không còn yêu cầu cao như trước nữa, uống trà trở nên thoải mái hơn, tiếp khách bằng trà đã trở thành lễ nghi văn minh, tăng cường tình hữu nghị của nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân thế giới.

Trà là một trong 3 loại đồ uống không cồn thịnh hành trên thế giới, người uống trà khắp nơi trên thế giới. Ở nước Anh, trà được coi là đồ uống làm đẹp, người nước Anh có thói quen uống trà buổi sáng, buổi chiều, coi trà là "đồ uống bảo vệ sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần". Theo người Pháp, trà là "đồ uống dịu dàng nhất, lãng mạn nhất và thơ mộng nhất". Ở Nhật Bản, trà không những được coi là "thuốc chữa hàng chục nghìn loại bệnh", hơn nữa người Nhật Bản còn đã kế thừa và tôn vinh văn hóa trà của Trung Quốc, hình thành nghệ thuật uống trà của mình sau thời gian dài thực tiễn thưởng thức trà.