Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đang trở thành nhận thức chung của xã hội Trung Quốc
   2009-06-19 15:58:52    cri

Nghe Online

 

Ngày 13 tháng 6 là "Ngày Di sản văn hóa" lần thứ 4 của Trung Quốc, kể từ khi Chính phủ Trung Quốc quyết định lấy ngày 13 tháng 6 làm "Ngày Di sản văn hóa" vào năm 2006 đến nay, người dân bình thường ngày càng quan tâm tới di sản văn hóa phi vật thể, vấn đề làm thế nào để di sản văn hóa phi vật thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng đã trở thành trọng điểm thu hút sự quan tâm của các giới xã hội Trung Quốc.

Cụ Từ Trúc Sơ năm nay 70 tuổi, là người kế thừa đời thứ 6 của dòng họ làm rối thành phố Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, cụ dùng dao khắc hình ảnh các nhân vật trên gỗ, trông các con rối rất có hồn và sống động như thật. Tác phẩm rối của cụ Sơ được lưu giữ ở viện bảo tàng và viện mỹ thuật của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ, rối do cụ Sơ làm còn được nhiều lần dùng làm quà tặng cho nguyên thủ và khách quý của nhiều nước, được coi như vật báu quốc gia.

Để nghề làm rối cổ xưa này được truyền lại cho các thế hệ sau, cụ Sơ đã phá chế độ "Dạy nghề cho nam, chứ không dạy cho nữ" trong nghề làm rối Chương Châu. Cụ Sơ nói:

"Trước kia chúng tôi chỉ dạy nghề cho nam, chứ không dạy cho nữ. Hiện nay, các con gái của tôi đều biết khắc rối, tôi đã dạy nghề cho các con. Tôi cho rằng thời đại nay đã khác xưa, con trai hay con gái đều như nhau. Trước kia không dạy nghề cho người ngoài là vì lo tác động tới hiệu quả kinh tế của mình, hiện nay nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chúng tôi có thu nhập cố định, không còn phải lo thất nghiệp và thiếu cơm ăn nữa."

Năm 1996, cụ Sơ cùng con trai Từ Cường thành lập Trung tâm Nghệ thuật rối gỗ tại Chương Châu. Tuy Trung tâm nghệ thuật chỉ có diện tích 200 mét vuông, nhưng đã thu hút những người yêu thích rối đến từ nhiều nước và vùng lãnh thổ đến tham quan.

Cụ Sơ cùng con trai còn thử đưa nghệ thuật rối vào các trường học, giúp trẻ em hình thành hứng thú đối với rối. Hai bố con còn đổi mới tạo hình của rối, cũng thử sản xuất rối thành đồ lưu niệm. Anh Từ Cường mong tiếp tục tìm tòi, tìm kiếm con đường mới, đưa nghề dân gian này trở thành ngành công nghiệp. Anh Cường đi theo bố học làm rối đã mấy chục năm, là người kế thừa nghề làm rối đời thứ 7, anh Cường có tình cảm sâu sắc đối với nghệ thuật rối. Anh nói:

"Năm 9 tuổi, tôi đã bắt đầu học nghề làm rối từ bố. Ban đầu tôi học chỉ nhằm mục đích giúp người nhà, dần dần tôi nảy sinh hứng thú, từng bước nắm bắt nghề làm rối. Tôi cho rằng, nghề làm rối là nghệ thuật rất hấp dẫn, chúng tôi cần phải tôn vinh nghệ thuật này, phải có trách nhiệm kế thừa."

1 2