Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tiên thơ và Thánh thơ
   2009-06-15 16:23:33    cri

Nghe Online

Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai thi hào kiệt xuất và vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Họ chịu khó học hỏi và hấp thu tinh hoa của các bậc tiền bối, hòa nhập linh cảm của mình, sáng tạo nên vần thơ có phong cách hết sức độc đáo. Họ viết được khá nhiều tác phẩm thơ ca ưu tú, được người đời sau ngâm vịnh và truyền tụng trong hàng nghìn năm nay, đây là những áng thơ quý báu nhất trong kho tàng văn học Trung Quốc.

Lý Bạch, tự Thái Bạch, quê ở Thành Kỷ- Lũng Tây, ông ôm ấp chí lớn muốn đạt thành tựu về mặt chính trị, nhưng ông là người sống không gặp thời, có tài không biết dùng vào đâu, cũng chẳng có cơ hội nào để ông trổ tài năng của mình trên chính trường. Nhưng về mặt văn học thì ông lại là một nhà thơ tầm cỡ đầy tài năng. Có thể nói ông là một nhà thơ lãng mạn vĩ đại nhất tiếp sau Khuất Nguyên.

"Lý Bạch đẩu tựu thi bách thiên". Qua đó có thể thấy tính cách của ông rất hào phóng. Thơ của ông phóng khoáng, bay bổng và lưu loát, ông yêu non sông tổ quốc và nâng niu ca ngợi nó bằng cả bầu nhiệt huyết của mình. Khi đứng trước dòng sông Hoàng Hà đang cuồn cuộn chảy về xuôi, ông liền thốt lên rằng: "Chàng không thấy, nước sông Hoàng Hà trên trời xuống, tuôn ra biển đâu còn trở lại". Khi nhìn con đường vào đất Thục quanh co hiểm trở, ông buột miệng ngâm rằng: "Thục đạo chi nan, Nan vu thượng thanh thiên".

Bằng sức tưởng tượng của mình, ông đã miêu tả núi Thiên Lao trong ảo mộng, khiến nó trải hiện ra một vẻ đẹp hùng vĩ của tiên cảnh trần gian, qua đó cũng biểu hiện được khát vọng và sự theo đuổi của ông đối với tự do và chân lý. Với thủ pháp khác nhau, ông còn mô tả những người phụ nữ với hình tượng rất khác nhau, thổ lộ những ước mơ và nguyện vọng của họ, ca ngợi tâm hồn đẹp đẽ và trong trắng của họ, ông đồng cảnh sâu sắc với các tầng lớp phụ nữ bị xã hội phong kiến đè nén và bức hại. Thơ của ông có tiết tấu hài hòa trôi chảy, tình cảm chân thực hào phóng, ngôn ngữ sinh động khoáng đạt. Ví như câu: "Thanh thủy xuất phù dung. Thiên nhiên khứ điêu sức ".

Ông mượn thơ để bày tỏ quan điểm và nỗi bất bình của mình đối với xã hội, trong thơ ông cũng chứa đựng sự yêu ghét rất mạnh mẽ, ông chế giễu sự mục nát và đen tối của xã hội với câu: "Lạc bút kinh phong vũ, Thi thành khấp quỷ thần".

Do không thực hiện được ý chí của mình, nên trong thơ ông cũng đã thể hiện phần nào sự tiêu cực như câu: " Chung cổ soạn ngọc bất túc quý. Đãn nguyện trường túy bất nguyện tỉnh ".

Đỗ Phủ, tự Tử Mỹ, sinh tại huyện Củng- Hà Nam, xuất thân gia đình quan lại. Thời vua Đường Huyền Tông là thời kỳ Lý Lâm Phố và Dương Quốc Trung lộng quyền trong triều, do địa vị xã hội thấp hèn và trải qua sự rèn đúc của cuộc đời nghèo khổ, Đỗ Phủ đã thấy rõ bộ mặt bất công của xã hội, trong thơ ông đã dũng cảm vạch trần sự tàn bạo và cuộc sống xa xỉ của tầng lớp thống trị, đồng thời cũng nhen nhóm trong ông một tấm lòng yêu tổ quốc và đồng tình với cảnh ngộ cơ hàn của nhân dân . "Chu môn tửu nhục thối. Lộ hữu đông tử cốt", đây quả là một sự so sánh rất mạnh mẽ, đã phản ánh sâu sắc tình trạng xã hội xấu xa thời bấy giờ. Thơ của Đỗ Phủ đã ký tải sự hưng suy biến đổi của triều đại, được gọi là Sử Thi . "Binh xa hành" là một bài thơ chính trị phản đối sự hiếu chiến của triều nhà Đường, cũng là bài thơ sớm nhất của Đỗ Phủ lột tả về cuộc sống khổ cực của nhân dân. Còn bài "Thạch hào lại" thì thông qua việc cưỡng bức trưng binh, khiến thân nhân cốt nhục ly tán, nhân dân bị tan cửa nát nhà, đã phản ánh được nỗi thống khổ của nhân dân trong thời kỳ "An Sử chi loạn".

Năm 744 công nguyên, Lý Bạch 44 tuổi được Đường Minh Hoàng tặng vàng rồi cho về quê, ông rời Tràng An lên đường về Đông đô Lạc Dương, vừa vặn lúc này Đỗ Phủ cũng đang chu du tại Lạc Dương, hai nhà thơ vĩ đại này không hẹn mà gặp nhau thật là ý trời sai khiến. Nhà thơ Văn Nhất Đa đã ví cuộc tương ngộ này là một lần va chạm giữa mặt trời và mặt trăng. Hai người thấy nhau như gặp lại bạn cũ. Năm đó họ cùng nhau du ngoạn nước Lương và nước Tống. Năm sau, hai người lại du ngoạn nước Tề và nước Lỗ. Đỗ Phủ viết rằng: "Dư diệc đông mông khách, Liên quân như đệ huynh, Túy miên thu cộng bị, Huề thủ nhật đồng du". Tuy về sau hai người không còn gặp lại nhau. Nhưng lần gặp mặt của hai nhà văn học tầm cỡ này tại Lạc Dương, đã trở thành một giai thoại trong lịch sử Trung Quốc.